Thái Thanh |
Theo Dự thảo Nghị định, nhà khoa học trẻ tài năng
sẽ được ưu tiên cấp học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ
chuyên ngành KH&CN.
Nghị
định mới do Bộ KH&CN soạn thảo khẳng định quan điểm sử dụng và
trọng dụng các cá nhân hoạt động KH&CN dựa trên cơ sở thành tích
thực tế chứ không phụ thuộc vào thâm niên công tác.
Sau
khi tham vấn hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cùng
hai Viện Hàn lâm KH&CN và KHXH Việt Nam, Nghị định “Quy định chính
sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN” đã được soạn thảo
nhằm hướng dẫn triển khai Điều 19 (Chức danh nghiên cứu khoa học, chức
danh công nghệ), Điều 22 (Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về
KH&CN), và Điều 23 (Ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài
KH&CN) của Luật KH&CN sửa đổi mà Quốc hội thông qua ngày
18/6/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết một trong ba vướng mắc lớn hiện nay của nền KH&CN Việt Nam là chế độ đãi ngộ đối với người làm khoa học, bên cạnh phương thức đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN.
Thành tích càng cao, càng nhiều ưu đãi
Nghị định do Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) chịu trách nhiệm soạn thảo bao gồm các nội dung: Chính sách đặc cách tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; Ưu đãi sử dụng cá nhân hoạt động KH&CN (nâng lương trước thời hạn và nâng lương vượt bậc…); đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN; trọng dụng nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng.
Tại hội thảo giới thiệu và lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định ngày 25/10/2013 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Vân Anh, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, cho biết, những nguyên tắc chính được áp dụng trong quá trình soạn thảo là: cá nhân hoạt động KH&CN có thành tích càng cao thì càng được nhiều ưu đãi, không phụ thuộc số năm công tác; và các tiêu chuẩn đề ra phải phù hợp với thực tế, tránh tình trạng tiêu chuẩn quá cao, không ai đạt tới, hoặc quá thấp, dẫn đến ưu đãi tràn lan.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, soạn thảo ra một nghị định có thể đi ngay vào cuộc sống là điều ai cũng mong đợi, tuy nhiên,với nghị định này, sẽ cần thêm thời gian để ban hành thêm một số thông tư đi kèm, hướng dẫn cụ thể hơn cách tính các thành tích khoa học để được công nhận là đối tượng thụ hưởng ưu đãi. Ông giải thích, cách tính thành tích trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ không thể như nhau khi để đăng được một bài báo quốc tế trong lĩnh vực khoa học tự nhiên trên thực tế dễ hơn so với một bài báo khoa học xã hội, bởi vậy, đối với cách tính thành tích trong khoa học xã hội, một bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế có thể được quy đổi thành hai bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước hay một cuốn sách chuyên khảo…
Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao Dự thảo Nghị định ở nỗ lực tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân nhà khoa học phát huy tài năng và được hưởng lợi xứng đáng từ kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn có một số băn khoăn được nêu ra:
Vắng bóng khu vực ngoài công lập
Theo đại diện của Bộ KH&ĐT, đối tượng áp dụng, như được nêu ở tên gọi của Nghị định, là “cá nhân hoạt động KH&CN”, hàm ý rõ ràng không phân biệt người ở trong hay ngoài khu vực công lập, nhưng mọi quy định trong Nghị định đều nói lên rằng, nó chỉ có thể áp dụng cho những người hoạt động KH&CN ở khu vực công lập. Đại diện của Bộ KH&ĐT cho rằng đây là một sự thiên lệch có từ lâu nay và vẫn chưa được xóa bỏ ở nghị định quan trọng này.Ý kiến của ông đã được Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thừa nhận là xác đáng.
Ngoài sự bất bình đẳng giữa khu vực trong và ngoài công lập, còn một “mầm mống” bất bình đẳng khác, như TS Giáp Văn Dương chỉ ra, đó là cùng có bài đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế, nhưng “nếu anh là nhà khoa học đầu ngành thì sẽ được hỗ trợ chi phí công bố kết quả nghiên cứu, còn những nhà khoa học khác thì không, chỉ vì anh ta còn trẻ…”. Ông đề đạt một giải pháp đơn giản: hễ có bài báo được đăng trên tạp chí ISI thì bất kể là ai, nhà khoa học trẻ hay đầu ngành, trong hay ngoài khu vực công lập đều được thưởng một số tiền như nhau, chẳng hạn 2.000 USD, và như vậy sẽ giải quyết triệt để vấn đề công bằng, minh bạch trong các ưu đãi.
Sẽ tràn lan chức danh nhà khoa học đầu ngành?
Đã là đầu ngành, tức chỉ một vài người, nhưng với các tiêu chuẩn như Dự thảo Nghị định đề ra, sẽ có nguy cơ tràn làn chức danh này, GS.TS Trần Xuân Hoài, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý ứng dụng, nhận xét.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu, như GS Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho rằng chức danh nhà khoa học đầu ngành nên là sự suy tôn của các đồng nghiệp, hơn là sự xét công nhận mang nặng tính hành chính như Dự thảo Nghị định đã nêu.
Hơn nữa, nếu chức danh này do Bộ có thẩm quyền quyết định thì những người thực sự là đầu ngành nhưng lại nằm ở ngoài phạm vi quản lý của Bộ thò cơ quan nào để đứng ra công nhận họ, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp, nêu thắc mắc và dẫn ra một thực tế là không ít nhà khoa học đầu ngành trong nông nghiệp lại thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo chứ không phải Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chưa đặc thù
Có ý kiến nhận xét, một số mức ưu đãi trong Dự thảo Nghị định chưa có gì khác so với các mức đang được áp dụng. Chẳng hạn, đại diện của Viện khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, chỉ ra rằng, quy định về nâng lương vượt một bậc đối với các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động KH&CN (Điều 8) là quá khiêm tốn, và mức này đã được áp dụng từ lâu đối với các cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc, theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, bởi vậy nếu không tăng số bậc lương có thể nâng lên hai - ba bậc thì Điều 8 này sẽ là thừa. Hay quy định về việc kéo dài số năm làm việc đối với những người giữ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng I đến tuổi nghỉ hưu tối đa thêm 05 năm (Điều 10) cũng không có gì mới so với Nghị định 71/2000/NĐ-CP về Quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu, bởi vậy phải tăng số năm tối đa được kéo dài trong Điều 10 lên hơn 05 năm thì ưu đãi này mới thể hiện được tính đặc thù, đại diện của Viện khoa học Pháp lý đề xuất.
Không chỉ bị trùng lặp với một số văn bản khác về chế độ đãi ngộ, cách thức tiến hành ưu đãi cũng còn mang nặng màu sắc xin-cho cũ kỹ, theo TS Đặng Kim Sơn. Những điều 8,10, hay 11 bộc lộ rất rõ tinh thần đó qua việc đề nghị để được xét duyệt nâng lương trước thời hạn và nâng lương vượt bậc, đề đạt nguyện vọng để được xét kéo dài thời gian làm việc sau khi đến tuổi nghỉ hưu, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực và gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp… “Ưu đãi phải tránh xa cái sự xin-cho, hành chính hóa,” TS Đặng Kim Sơn bày tỏ, bởi đã là ưu đãi thì không nên gây phiền phức về mặt giấy tờ thủ tục cho người được thụ hưởng.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến từ hội thảo ở Hà Nội và hội thảo được tổ chức trước đó ở TP HCM để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nội dung Dự thảo chỉ giới hạn ở ba điều của Luật KH&CN sửa đổi, trong khi nhiều ý kiến đóng góp lại muốn gửi gắm các nội dung khác. Trả lời câu hỏi của Tia Sáng, liệu Dự thảo Nghị định sẽ được chỉnh sửa theo hướng nào, ông nói rằng, có lẽ việc chỉnh sửa tới đây sẽ chỉ thuần túy về mặt kỹ thuật.
Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết một trong ba vướng mắc lớn hiện nay của nền KH&CN Việt Nam là chế độ đãi ngộ đối với người làm khoa học, bên cạnh phương thức đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN.
Thành tích càng cao, càng nhiều ưu đãi
Nghị định do Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) chịu trách nhiệm soạn thảo bao gồm các nội dung: Chính sách đặc cách tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; Ưu đãi sử dụng cá nhân hoạt động KH&CN (nâng lương trước thời hạn và nâng lương vượt bậc…); đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN; trọng dụng nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng.
Tại hội thảo giới thiệu và lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định ngày 25/10/2013 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Vân Anh, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, cho biết, những nguyên tắc chính được áp dụng trong quá trình soạn thảo là: cá nhân hoạt động KH&CN có thành tích càng cao thì càng được nhiều ưu đãi, không phụ thuộc số năm công tác; và các tiêu chuẩn đề ra phải phù hợp với thực tế, tránh tình trạng tiêu chuẩn quá cao, không ai đạt tới, hoặc quá thấp, dẫn đến ưu đãi tràn lan.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, soạn thảo ra một nghị định có thể đi ngay vào cuộc sống là điều ai cũng mong đợi, tuy nhiên,với nghị định này, sẽ cần thêm thời gian để ban hành thêm một số thông tư đi kèm, hướng dẫn cụ thể hơn cách tính các thành tích khoa học để được công nhận là đối tượng thụ hưởng ưu đãi. Ông giải thích, cách tính thành tích trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ không thể như nhau khi để đăng được một bài báo quốc tế trong lĩnh vực khoa học tự nhiên trên thực tế dễ hơn so với một bài báo khoa học xã hội, bởi vậy, đối với cách tính thành tích trong khoa học xã hội, một bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế có thể được quy đổi thành hai bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước hay một cuốn sách chuyên khảo…
Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao Dự thảo Nghị định ở nỗ lực tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân nhà khoa học phát huy tài năng và được hưởng lợi xứng đáng từ kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn có một số băn khoăn được nêu ra:
Vắng bóng khu vực ngoài công lập
Theo đại diện của Bộ KH&ĐT, đối tượng áp dụng, như được nêu ở tên gọi của Nghị định, là “cá nhân hoạt động KH&CN”, hàm ý rõ ràng không phân biệt người ở trong hay ngoài khu vực công lập, nhưng mọi quy định trong Nghị định đều nói lên rằng, nó chỉ có thể áp dụng cho những người hoạt động KH&CN ở khu vực công lập. Đại diện của Bộ KH&ĐT cho rằng đây là một sự thiên lệch có từ lâu nay và vẫn chưa được xóa bỏ ở nghị định quan trọng này.Ý kiến của ông đã được Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thừa nhận là xác đáng.
Ngoài sự bất bình đẳng giữa khu vực trong và ngoài công lập, còn một “mầm mống” bất bình đẳng khác, như TS Giáp Văn Dương chỉ ra, đó là cùng có bài đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế, nhưng “nếu anh là nhà khoa học đầu ngành thì sẽ được hỗ trợ chi phí công bố kết quả nghiên cứu, còn những nhà khoa học khác thì không, chỉ vì anh ta còn trẻ…”. Ông đề đạt một giải pháp đơn giản: hễ có bài báo được đăng trên tạp chí ISI thì bất kể là ai, nhà khoa học trẻ hay đầu ngành, trong hay ngoài khu vực công lập đều được thưởng một số tiền như nhau, chẳng hạn 2.000 USD, và như vậy sẽ giải quyết triệt để vấn đề công bằng, minh bạch trong các ưu đãi.
Sẽ tràn lan chức danh nhà khoa học đầu ngành?
Đã là đầu ngành, tức chỉ một vài người, nhưng với các tiêu chuẩn như Dự thảo Nghị định đề ra, sẽ có nguy cơ tràn làn chức danh này, GS.TS Trần Xuân Hoài, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý ứng dụng, nhận xét.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu, như GS Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho rằng chức danh nhà khoa học đầu ngành nên là sự suy tôn của các đồng nghiệp, hơn là sự xét công nhận mang nặng tính hành chính như Dự thảo Nghị định đã nêu.
Hơn nữa, nếu chức danh này do Bộ có thẩm quyền quyết định thì những người thực sự là đầu ngành nhưng lại nằm ở ngoài phạm vi quản lý của Bộ thò cơ quan nào để đứng ra công nhận họ, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp, nêu thắc mắc và dẫn ra một thực tế là không ít nhà khoa học đầu ngành trong nông nghiệp lại thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo chứ không phải Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 16. Tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành: 1. Nhà khoa học đầu ngành là cán bộ KH&CN đứng đầu bộ môn khoa học hoặc tương đương của các tổ chức KH&CN do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập. 2. Nhà khoa học đầu ngành phải đạt các tiêu chuẩn sau: a) Có trình độ tiến sĩ trở lên; b) Có uy tín khoa học: được mời báo cáo chính thức hoặc tham gia chủ trì tại các hội nghị, hội thảo quốc tế; tham gia hoặc chủ trì các nhiệm vụ KH&CN hợp tác quốc tế; được mời giảng dạy tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài hoặc các chương trình đào tạo có uy tín ở trong nước. c) Có kinh nghiệm quản lý chuyên môn từ cấp bộ môn khoa học và tương đương; d) Sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh; e) Đạt các thành tích sau: i) Là tác giả chính của bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín, chủ biên sách chuyên khảo, sángchế được cấp văn bằng bảo hộ; ii) Chủ trì thực hiện thành công nhiệm vụ cấp quốc gia hoặc dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế về KH&CN; iii) Hướng dẫn chính nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; (Theo Dự thảo Nghị định Quy định chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ) |
Chưa đặc thù
Có ý kiến nhận xét, một số mức ưu đãi trong Dự thảo Nghị định chưa có gì khác so với các mức đang được áp dụng. Chẳng hạn, đại diện của Viện khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, chỉ ra rằng, quy định về nâng lương vượt một bậc đối với các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động KH&CN (Điều 8) là quá khiêm tốn, và mức này đã được áp dụng từ lâu đối với các cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc, theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, bởi vậy nếu không tăng số bậc lương có thể nâng lên hai - ba bậc thì Điều 8 này sẽ là thừa. Hay quy định về việc kéo dài số năm làm việc đối với những người giữ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng I đến tuổi nghỉ hưu tối đa thêm 05 năm (Điều 10) cũng không có gì mới so với Nghị định 71/2000/NĐ-CP về Quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu, bởi vậy phải tăng số năm tối đa được kéo dài trong Điều 10 lên hơn 05 năm thì ưu đãi này mới thể hiện được tính đặc thù, đại diện của Viện khoa học Pháp lý đề xuất.
Không chỉ bị trùng lặp với một số văn bản khác về chế độ đãi ngộ, cách thức tiến hành ưu đãi cũng còn mang nặng màu sắc xin-cho cũ kỹ, theo TS Đặng Kim Sơn. Những điều 8,10, hay 11 bộc lộ rất rõ tinh thần đó qua việc đề nghị để được xét duyệt nâng lương trước thời hạn và nâng lương vượt bậc, đề đạt nguyện vọng để được xét kéo dài thời gian làm việc sau khi đến tuổi nghỉ hưu, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực và gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp… “Ưu đãi phải tránh xa cái sự xin-cho, hành chính hóa,” TS Đặng Kim Sơn bày tỏ, bởi đã là ưu đãi thì không nên gây phiền phức về mặt giấy tờ thủ tục cho người được thụ hưởng.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến từ hội thảo ở Hà Nội và hội thảo được tổ chức trước đó ở TP HCM để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nội dung Dự thảo chỉ giới hạn ở ba điều của Luật KH&CN sửa đổi, trong khi nhiều ý kiến đóng góp lại muốn gửi gắm các nội dung khác. Trả lời câu hỏi của Tia Sáng, liệu Dự thảo Nghị định sẽ được chỉnh sửa theo hướng nào, ông nói rằng, có lẽ việc chỉnh sửa tới đây sẽ chỉ thuần túy về mặt kỹ thuật.
Nghị định đưa ra lại được xét trên cơ sở những thành tích được bình bầu, tuyển chọn không đúng thực chất, theo kiểu xin cho thì nghị định dẫu có tốt đẹp mấy đi nữa chẳng qua cũng chỉ để hợp thức hóa những điều không đúng không phải mà thôi.
ReplyDelete