Lịch
sử mảnh đất sông Hương- núi Ngự này đã có người sinh sống từ 2800
năm ,theo các khai quật văn minh Sa Huỳnh cũng như các di tích trong
vùng . Theo Nguyễn Thiên Thụ ( Dòng Việt số 17 – 2005 ), thời Hùng Vương
289 – 258 trước Công Nguyên Tây Lịch, đất đai nước Văn Lang đã đến
Hà Tĩnh – Quảng Bình và nước Việt Thường là một bộ phận nước Văn Lang.
Tuy rằng có một số thuyết, như Trần Trọng Kim chẳng hạn, cho rằng
Việt Thường là Chiêm Thành, nhưng NguyễnTrải đã viết: Chiêm Thành xưa
là huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam sau đổi tên là Lâm Ấp.
* * *
Sao Anh không về chơi Thôn Vỹ ( Dạ )
Nhìn mấy hàng cau, nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền …
( bài thơ của Hàn Mạc Tử, mộng tưởng làng và cô gái “ Thương Thuơng”)
Và Ca dao, Hò , Vè :
Sông Hương lắm chuyến đò ngang ,
Anh nhiều nhân ngãi biết đi đò nào.
Đò từ Đông Ba chèo qua Đập Đá,
Đò về Vỹ Dạ thẳng ngã Ba Sình…
( chú thích : sau khi “cầu Trường Tiền đúc lại xi moong” trước năm
1945, các bến đò thông dụng là bến đò Kim Long- Phường Đúc, bến đò
Trường Súng, bến đò Thọ Lộc ( Đập Đá – Hàng Me ) và từ cầu Gia Hội là
bến đò Cồn, Bến đò Cạn, bến đò Chợ Dinh …)
… Những bến đò nặng tình nước non, như đò bến Phú Văn Lâu với cuộc
khởi nghĩa vua Duy Tân, bến đò Cửa Hữu, bến đò Kẽ Vạn ngày “ Thất Thủ
Kinh Đô” năm 1885
Đò ai lơ lững bên sông
Có lòng đợi khách hay không hởi đò ?
( Bến Văn Lâu : Hò Mái Đẩy)
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng
Sóng xao trăng lặng, nặng tình nước non
( Hò Huế )
Thuê qua một chuyến đò ngang,
Tiền đồng bạc lượng, nhiều hàng cả cây.
( Vè Thất Thủ Kinh Đô 1885 )
Cũng thời chung một chuyến đò,
Cũng thời biển rộng, sóng to chòng chành.
( Vè than óan 2- 6000 ? nạn nhân Cọng Sản Huế, Tết Mậu Thân năm 1968 )
…Xương thịt nào của những bách dân
Chôn vùi dưới hào lũy Khiêm Lăng
Kinh đô thịt nát ngày thất thủ
Sọ trắng giăng hàng Tết Mậu Thân.
( Huy Phương – 2006 )
Phần I : Tổng quát
Vị trí
Thừa Thiên – Huế sau 1975 là tỉnh cực Nam vùng Bắc Trung Bộ, kéo dài
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Lảnh thổ năm trong khỏang từ 16000’ đến 160 44’ vĩ tuyến Bắc ( 16020’ trung bình ) và từ 107002’ đến 108012’ kinh tuyến Đông ( trung bình 1070
35’ ). Ranh giới tỉnh : điểm cực Bắc thuộc xã Điền Hương huyện Phong
Điền, điểm cực Nam nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông, điểm
cực Tây thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, điểm cực Đông, không tính hòn
đảo Sơn Chà ( không phải bán đảo Sơn Trà, thuộc Đà Nẳng ) là mũi Cửa
Khém thuộc huyện Phú Lộc và cũng là điểm cực Đông của dãy Bạch Mã – Hải
Vân. Thừa Thiên – Huế giáp tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, Thành Phố Đà Nẵng
và tỉnh Quảng Nam về phía Nam , Biển Đông về phía Đông và các tỉnh
Savannakhet, Salavan và Sekong của Lào về phía Tây.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5 062.6 km2 ( Niên Giám Thống Kê năm 1999 ghi nhỏ hơn một tí xíu 5 053.99 km2
). Dân số năm 1999 là 1 045 134 người, năm 2009 là 1 088 700, như
vậy năm 2014 có lẽ đã gần 1150 000. Người Kinh – Việt chiếm 97 % tổng số
dân. Địa bàn cư trù chủ yếu Kinh – Việt là thành phố Huế và các huyện
ven biển. Sau năm 1975, người Kinh cũng định cư ở Nam Đông, A Lưới.
Dân Kinh nguồn gốc chính là tỉnh Thanh Hóa. 90 % tộc dân thiểu số là
ba nhóm Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Ta Ôi thuộc nhóm Môn -Khmer, họ ngôn
ngữ Nam Á cư trú hầu hết ở khu vực đồi núi. Dân Bru – Vân Kiều Huế –
Thừa thiên cũng như ở Quảng Bình, Quảng Trị nguồn gốc bản địa làm nương
rẫy sinh sống . Người Cơ Tu cư trú ở các huyện A Lưới , Phú Lộc có
nhiều tên : Ca – Tàng , Ca Tu, Kha Tu … sống thành từng bản , mỗi bản
15 – 30 nóc nhà , phá rừng làm rẫm chọc lỗ tĩa hột không sạ – không
cấy, nhưng cũng có thủ công, dệt đan lát. Người Cơ Tu theo chế độ phụ
hệ, có sinh họat văn hóa dân gian phong phú như hát Tơ Len và nhiều
truyện cổ. Ngườì Tà Ôi chủ yếu sống ở huyện A Lưới có nhiều tên gọi như
Ba Hi , Pa Cô , Cà Tua,Tà Uốt … Sinh sống gắn với nương rẫy, nhưng nay
đã biết làm ruộng nước , rất giỏi săn bắn , đặc biệt là săn bắt và thuần
dưỡng voi. Họ cũng có văn hóa – văn nghệ phong phú có nhiều làn điệu
dân ca: Ka Lơi, Ba Hoi, Roin ; nhạc cụ, câu đối , truyện kể, Ngòai
ra, trước đây có đôi chút ít người Hoa và sau hai giai đọan di cư 1955 –
1975, một số người Thái, người Nùng. Phân bố dân cư không đồng đều
trong tỉnh, tương phản rõ rệt giữa vùng đồi núi phía Tây và đồng bằng
duyên hải phía Đông . Thành phố Huế có mật độ dân số rất cao. Các huyện
dân cư trù mật là Phú Vang, Quảng Điền. Dân cư thưa thớt nhất là ở các
huyện Nam Đông, A Lưới. Phân bố dân thành thị cũng rất chênh lệch. Năm
1999, dân số thành phố Huế là 292 000, trong khi các thị trấn huyện lỵ
cũng rất ít dân: Phong Điền 5 837 người, Sịa -huyện Quảng Điền 9 680,
Tư Hạ -huyện Hương Trà 7413, Phú Bài – huyện Hương Thủy 11 696, Phú Lộc
10 63, Khe Tre – huyện Nam Đông 3158, A Lưới 5038. Về hành chánh,
Thừa Thiên- Huế có một thành phố tỉnh quản trị là Huế, 8 huyện ( 7
huyện và một cảng thị trấn ? ) : A Lưới, Hương Thủy, Nam Đông, Phong
Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và một cảng thị trấn ( ? ) là
Thuận An.
Suôi dòng thời gian thành lập Phú Xuân,Thừa Thiên- Huế
Lịch sử mảnh đất sông Hương- núi Ngự này đã
có người sinh sống từ 2800 năm ,theo các khai quật văn minh Sa Huỳnh
cũng như các di tích trong vùng . Theo Nguyễn Thiên Thụ ( Dòng Việt số
17 – 2005 ), thời Hùng Vương 289 – 258 trước Công Nguyên Tây Lịch,
đất đai nước Văn Lang đã đến Hà Tĩnh – Quảng Bình và nước Việt Thường
là một bộ phận nước Văn Lang. Tuy rằng có một số thuyết, như Trần
Trọng Kim chẳng hạn, cho rằng Việt Thường là Chiêm Thành, nhưng
NguyễnTrải đã viết: Chiêm Thành xưa là huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam
sau đổi tên là Lâm Ấp. Như vậy đời Hùng Vương, Chiêm Thành và Việt
Nam là một : một bộ nước Văn Lang trong số 15 bộ nước Văn Lang, theo
ghi chú các sách của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú. Hán Việt Từ Điễn của
Đào Duy Anh cũng định nghĩa Việt Thường là tên nước ta ngày xưa về đời
vua Hùng Vương, thời Bắc Thuộc gọi là An Nam ( nhà Hán gọi là Nam Việt
), đến đời Gia Long góp hai tên cũ mà đặt tên là Việt Nam. Văn Lang
là một quốc gia văn minh và giàu mạnh, Bắc gíáp Động Đình Hồ, Nam giáp
nước Hồ Tôn có lẽ là Chiêm Thành khi tách ra khỏi Văn Lang ? Cuối đời
nhà Hán, năm 102 sau Công Nguyên, ở huyện Lâm Ấp quận Nhật Nam,
Khu Liên nổi lên lập nước Lâm Ấp. Quân nhà Hán vì thủy thổ bất
phục, tiếp tế khó khăn, kinh phí thiếu thốn, không đem quân đánh dẹp
Khu Liên. Từ đây Chiêm Thành và Việt Nam chia hai. Từ đời Hán, Chiêm
Thành thường đem quân cướp phá đất Giao Châu ( là bộ Giao chỉ nước
Văn Lang ) . Đối với dân Việt, người Chiêm Thanh rất độc ác, và theo
Nguyễn văn Siêu – Địa Dư Chí (? ), họ đã tiêu diệt các nước nhỏ cạnh
Lâm Ấp như Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Lộc, Từ Lang, Khuất Đô, Càn
Lỗ, Phù Ninh. Năm 981, sau khi Lê Hòan lên ngôi thành vua Lê Đại Hành
năm 980, đem binh đánh nhà Tống xâm lăng và năm 982 đánh Chiêm Thành
lần đầu tiên, sau gần 8 thế kỷ chịu đựng không biết bao nhiêu cuộc
tấn công của Chiêm Thành. Năm 1044, vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành
vì họ không chịu triều cống và thường xuyên quấy nhiễu mặt biển nước ta
. Quân ta đánh tan quân Chiêm ở Ngũ Hồ ( ở dãy núi Bạch Mã -Hải Vân ?
), tướng Quách Gia Ghi chém vua Sạ Đẩu xin hàng. Vua tiến quân vào
thành Phật Thệ là làng Nguyệt Hậu, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên
ngày nay, bắt về 5000 người và 30 voi. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh
thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất
ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội và được tha về
nước. Năm 1103, vua Chiêm Thành Chế Ma Na chiếm lại ba châu. Năm sau,
Lý Thường Kiệt đem binh sang đòi lại; quân Chiêm Thành thua to, phải
trả lại ba châu. Chế Mân xin dâng Châu Ô và Châu Lý ( Rí ) làm lễ cưới
công chúa Huyền Trân và vua Trần Anh Tông thu nhận hai châu này, đổi
tên thành Thuận Châu và Hóa Châu. Năm 1307, vua Trần Anh Tông phái
Đòan Nhữ Hải vào cai trị hai châu này. Chính lúc này là dân Thanh
Hóa và một ít dân Nghệ An vào định cư ở đây sinh sống với dân Chiêm
sở tại, khởi đầu tỉnh Hóa Châu, lúc đó gồm luôn cả đất tỉnh Thừa Thiên
ngày nay. Năm 1368, vua anh hùng Chế Bồng Nga sai sứ sang đòi lại
đất Hóa Châu. Vua Trần Dụ Tông sang đánh Chiêm Thành, nhưng rốt cuộc
vua thua trận, các tướng Trần, Đỗ Tử Bình, Hồ Qúy Ly chạy trốn. Năm
1390, Chế Bồng Nga bị bắn chết và Chiêm Thành suy yếu từ đây. Năm
1400, Hồ Qúy Ly lên ngôi, sai tướng Đỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành
nhưng thất bại. Năm 1402, Đỗ Mãn đem binh lấy đất Chiêm Động ( phủ
Thăng Bình, Quảng Nam ), Cổ Lũy ( Quảng Ngãi )và đặt quan cai trị; dân
Chiêm ở những nơi này bỏ đi. Quan trọng nhất là khi vua Lê Thánh Tông
lên ngôi vua, vua Chiêm Thành Trà Tòan quấy phá Hóa Châu, sai sứ sang
nhà Minh cầu viện. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem binh bình Chiêm, đánh
Thị Nại, Đồ Bàn, chiếm đất Đồ Bàn, Đại Chiêm, Cổ Lũy; lập đạo Quảng
Nam, cắt Chiêm Thành làm 3 nước là Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan.
Năm 1558, Nguyễn Hòang vào trấn thủ Thuận Hóa và từ đây Nam Tiến thêm
và phát triễn miền Nam. Theo Thân Trọng Tuấn ( cũng ở tuyễn tập Nhớ
Huế số 17 – 2006), Nguyễn Hòang ( 1558 – 1631 ) lập căn cứ ở Ái Tử,
Trà Bát và Dinh Cát. Cả ba đều là đất tỉnh Quảng Trị. Năm 1602, chúa Sải
Nguyễn Phước Nguyên dời Dinh Cát từ Quảng Trị vào xã Phước An ,
huyện Quảng Điền, cải tên Dinh Cát thành phủ Thừa Thiên. Năm 1636, chúa
Thượng Nguyễn Phước Lan cho dời phủ Phước An vào xã Kim Long, gọi là
phủ Thuận Nghĩa, thuộc Thừa Thiên. Năm 1697, chúa Nghĩa Nguyễn Phước
Trăn cải tên phủ Thuận Nghĩa làm Miếu Thái Tông, thờ cha là chúa Hiền
Nguyễn Phước Tần. Chúa Nghĩa lập phủ mới là Phú Xuân, cách Miếu Thái
Tông vài dặm, ở xã Phú Xuân , huyện Hương Trà. Theo cuốn thứ 6 Đại Nam
Thực Lục Tiền Biên, lấy núi đằng trước Phú Xuân tức là Núi Ngự Bình
làm án, đắp tường thành, xây cung điện, trước mặt đào hố lớn, trồng
hoa cỏ cây cối ,thể chế rất tráng lệ. Phủ lập chưa xong thì chúa băng.
Con là chúa Minh Nguyễn Phước Chu tiếp tục xây cất Phú Xuân, tạm gọi là
vương phủ. Nhưng dân quen gọi là phủ Phú Xuân, sát cạnh phố Huế. Năm
1712, chúa Võ Nguyễn Phước Khóat cho lập phủ chánh ở phía Đông phủ cũ
xã Phú Xuân và tháng giêng năm 1739, phủ chánh Thừa Thiên hòan thành.
Theo cuốn Kinh Sư, cuốn sách thứ nhất của bộ sử Đại Nam Nhất thống Chí
sọan năm Duy Tân thứ ba – năm 1910, thì thành cũ Phú Xuân thuộc góc
Đông Nam trong kinh thành Huế ,khỏang từ cửa Thượng Tứ( cửa Đông Nam )
theo đường Đinh Bộ Lĩnh vào gặp đường Hàn Thuyên, Đường Hàn Thuyên
bắt đầu từ của Hiển Nhân vô ra Đại Nội , tới gặp đường Nguyễn Thành.
Đường Nguyễn Thành vòng ngược lại gặp đường Ông Ích Khiêm, từ Nam sang
Tây băng qua các cửa Thượng Tứ Đông Nam, cửa Thể Nhân ( của Ngăn ), Kỳ
Đài ( cột cờ Ngọ Môn ) cửa Quảng Đức ( của Sập ) và của Chính Nam ( cửa
Nhà đồ ). Di tích thành cũ Phú Xuân nay không còn nữa, vì tất cả đã bị
phá hủy để xây Viện Cơ Mật, sau cải làm tam tòa ( tòa án ), trường tiểu
học Trần Quốc Tỏan, chùa miếu, nhà cửa v.v… Trước kia không có thị xã
Huế, mà chỉ có Kinh Sư , thêm chín phường ngoại thành, tính từ phường
đệ nhất tới phường đệ cửu như dưới triều Thành Thái. Chỉ ở các bản
chánh văn viết bằng tiếng Pháp , từ Huế mới được dùng từ lâu. Triều
Thành Thái, quân đội Pháp của nhà nước Bảo Hộ dành tòan quyền việc
giữ gìn an ninh trật tự 6 khu phố ngọai thành. Triều Khải Định đặt ra
chức thị trưởng thành phố cũng do Pháp đảm nhiệm cho đến năm 1945 . Thời
Kinh sư trước năm 945 có 6 khu phố : phố Gia Hội, Phố Đông Ba (
nguyên là Đông Hoa cải tên vì Hoa là tên mẹ của vua Thiệu Trị ), phố
Đông Hội , phố Chợ Dinh, phố của Đông và phố Trường Tiền . Ít hơn Hà Nội
có đến 36 phố phường. Phú Xuân ( Huế, đọc trại của Hóa ? ) được thành
lập năm 1687, thời chúa Nguyễn Phúc Trăn. Các chuá Nguyễn hành quân Nam
Tiến từ Phú Xuân, mãi cho đến khi quân chúa Trịnh Hòang ngũ
Phúc đánh lấy Phú Xuân năm 1775. Năm 1771, anh em Tây Sơn nổi dậy,
thắng trận ở Phú Xuân, chiếm Phú Xuân năm 1786 , tiếp tục đánh ra Bắc
và lật đổ nhà Trịnh. Nguyễn Huệ xưng vương là vua Quang Trung ở Phú
Xuân, trước khi ra đánh Bắc đánh Trịnh và đuổi quân nhà Thanh viện trợ
vua Lê về Tàu. Hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tranh dành nhau chia đôi đất nước ở một sông nhỏ Bến Ván( ? ) tỉnh Quảng Nam.
Năm 1792, Nguyễn Huệ chết. Thừa cơ Nguyễn Ánh tiến chiếm Gia Định
rồi lấy Phú Xuân, lên ngôi năm 1802 và cũng lấy Phú Xuân làm kinh đô
nước Việt Nam thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mãi cho đến
năm 1975 mới thôi. Trong thời Chiến Tranh Việt Nam tỉnh Thừa Thiên là
nơi chiến tranh khốc liệt nhất đứng hàng thư hai của Cộng Hòa Miền
Nam, vì gần vĩ tuyến thứ 17 chia đôi đất nước Dân Chủ Cộng Hòa Miền Bắc
ký kết, sau khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, dưới áp lực của Thủ
tướng Trung Quốc Châu Ân Lai. Binh lính Hoa Kỳ chết ở đây là 2 893
người, cao nhất mọi tỉnh Cọng Hòa Miền Nam. Thảm trạng Tết Mậu Thân
1968 cũng xảy ra ở Thừa Thiên, nơi ước lượng từ 2000 đến 6000 thường
dân và binh lính Cọng Hòa miền Nam về Huế nghĩ Tết, bị bắt làm tù binh,
bị sát hại.
Sau năm 1975, dân gian Cọng Hòa Nhân Dân miền Bắc ồ ạt vào Huế –
Thừa Thiên cũng như khắp mọi tỉnh, thành phố, thị trấn Cọng Hòa Miền
Nam. Tháng 6 năm 1976, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở
hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh.
Quốc Hội khóa 8, tháng 6 năm 1989, tỉnh Thừa Thiên – Huế được tách ra
từ tỉnh Bình Trị Thiên. Lúc đó, Thừa Thiên – Huế gồm các đơn vị hành
chánh: thành phố Huế, huyện Hương Điền, huyện Hương Phú, huyện Phú Lộc
và huyện A Lưới. Nay gồm thành phố Huế , 8 huyện và 8 thị trấn như đã
nói trên.
Địa hình
Thừa Thiên- Huế nằm trong một dãi đất hẹp có chiều dài khỏang 127
Km , chiều rộng trung bình 60km với các dạng địa hình kế tiếp nhau :
núi cao từ 750m trở lên chiếm 29.5 % diện tích, đồi chiếm 34.5 % , gò
cao – cồn cát hiếm 4.1 % , thung lũng 15.4 % , đồng bằng 11.6 % , đầm
phá 4.4 % . Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông , phức tạp và bị chia
cắt mạnh. Núi đồi chủ yếu ở phía Tây. Sau đó là các lưu vực sông
Hương, sông Bồ, sông Truồi và sông Ô Lâu, tạo nên những đồng bằng nhỏ
hẹp duyên hải. Cuối cùng là vùng đầm phá .
Thuộc địa hình đồi núi đáng kể ra là khu vực Động Truồi( 2 1154m ),
núi Ba Đa Lẽ( 1102m ? ) , các núi A Lay, A Tây (919 m ) , Động Mang
Chan (861m ), A So , Động Ngãi (cao 1774m ). Khu vực thượng nguồn
sông Hương núi thấp hơn nhưng ở cảnh quan Bạch Mã – Hải Vân, núi lại
cao. Dãy Bạch Mã, cao độ 1444m ở phía Nam huyện Phú Lộc, giáp giới Đà
Nẳng, do đá granit – thạch cương tạo ra. Vùng Bạch Mã có nhiều cảnh
quan đẹp, rất có giá trị về du lịch, như dòng suối Hòang Yến, thác
Bạc ( cao 8-10m , rộng 4m ), Ngũ Hồ, đá granit chặn dòng suối thành 5
hồ liên tiếp ở 5 bậc độ cao giữa các hồ là thác cao 3- 4m , thác Đỗ
Quyên , cao hơn 100m , rộng 20m.
Phần phía Tây và phía Nam có địa hình thung lũng xâm thực , tích
tụ. Đáng chú ý là thung lũng Nam Đông hay thung lũng Khe Tre, chạy dọc
theo thượng nguồn sông Tả Trạch; thung lũng A Lưới, dọc sông Xê Xáp
kéo dài tới biên giới Việt Lào. Càng đi về phía Nam, thung lũng càng
mở rộng , nhất là tại thị trấn Khe Tre cao độ 60m. Từ Khe Tre đi về
phía nguồn các phụ lưu sông Tả Trạch , thung lũng lại hẹp dần. Thung
lũng A Lưới là một thung lũng hẹp, kéo dài 40 km theo hướng Tây Bắc
-Đông Nam. Diện tích 18000 ha , nằm trong đia phận huyện A Lưới, đáy
thung lũng cao độ 550m . Phía Bắc thung lũng là dãy Động Ngãi , có
nhiều đỉnh cao hơn 1000m và cao nhất tỉnh là đỉnh Động Ngãi 1774m như
đã nói trên , và độ dốc lớn . Phía Nam cũng có nhiều đỉnh cao trên 1000
m , nhưng độ dốc nhỏ hơn.
Phần phía Đông là dải đất thấp phù sa sông, biển và sự bào mòn các
đồi thấp dọc theo bờ biển chiều dài 70km, rộng trung bình 12 Km , tạo
thành. Địa hình không cao , nhưng phân hóa phức tạp, gò đồi, cồn cát,
đồng bằng ,đầm phá và các cửa sông, xen kẻ nhau .
Đầm phá tỉnh nhà , kéo dài theo hướngTây Bắc- Đông Nam, khá điển
hình, nối nhau thành một dãi, gồm : phá Tam Giang ,đầm Thanh Lam – Sam,
đầm Hà Trung – Thủy Tú ( Hà Trữ ? ), đầm Cầu Hai. Về phía Nam là đầm
Lăng Cô ( còn có tên là đầm Lập An , hay vụng An Cư),. Dải đầm phía Bắc
thông ra biển qua cửa Thuận An ở phá Tam Giang và cửa Tư Hiền ở đầm
Cầu Hai .Chiều rộng mỗi cửa gần 1km. Riêng đầm Lăng Cô nối biển qua
cửa lạch Lăng Cô. Dải đầm – phá – lagoon Tam Giang, Cầu Hai là dãi
đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, dài 68 km và diện tích mặt nước lợ là
22 000 ha (đầm Cầu Hai 11 400 ha, phá Tam Giang 4900 ha ).
Địa hình cồn cát , đụn ( độn ) cát và bải biển trải dài từ Quảng Trị
đến cửa Tư Hiền , chỉ bị gián đoạn ở vài nơi. Bề dài các bãi biển là
128 km . Phía Nam địa hình này lại xuất hiện các dạnh mũi tên cát, điển
hình ở Lăng Cô. Bãi biển – mũi tên cát Lăng Cô, dài gần 6 km, thoai
thỏai, trông tựa dải lụa trắng viền mép nước biển trong xanh . Bãi
Cảnh Dương dài 8 km , rộng 150 – 250 m có cảnh quan rất ngọan mục mà
ngay dân Huế cũng ít biết. Bãi biển Thuận An rì rầm tiếng sóng
quyện lẫn tiếng gió xào xạc rừng phi lao đón mời du khách .
Nối tiếp về phía Tây Nam là dải đồng bằng và đồi bóc mòn. Các đồng
bằng tương đối bằng phẳng. Cao nhất là đồng bằng xâm thực – tích tụ
Cổ Bi, thuộc huyện Phong Điền, độ cao trung bình 14 – 20m. Thấp nhất
là đồng bằng hạ lưu Sông Hương- sông Bồ chỉ cao 3- 4m. Phần lớn
thành phố Huế nằm trên đồng bằng này, nên thường bị ngập lụt, tai hại
nhất mới đây là ngập lụt năm 1999. Xen kẻ đồng bằng là một số đồi bóc
mòn tạo ra nhiều cảnh đẹp.
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Thừa Thiên – Huế là chuyễn tiếp giữa Gió Mùa Á
Xích đạo miền Nam và Gió Mùa Nội chí tuyến miền Bắc Việt, nói chung là
khí hậu ẩm ướt gió mùa. Dãy Bạch Mã đồ sộ kéo dài ra tận biển, tạo
thành hai vùng khí hậu hác biệt nhau. Tuy rằng khí hậu tỉnh nhà có nhiều
điểm giống khí hậu miền Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C
ở các vùng đồng bằng ( tiểu vùng phía Bắc thành phố Huế, tiểu vùng từ
Phú Bài đến Truồi và tiểu vùng đồng bằng đầm phá huyện Phú Lộc) và
vùng đồi. Trung bình cho vùng núi là 210C. Muà mát lạnh là
từ tháng 11 đến tháng ba sang năm, có gió mùa lạnh Đông Bắc. Nhiệt độ
trung bình thấp nhất vào tháng giêng : 200C. Nhiệt độ mùa mát lạnh có thể rơi xuống dưới 12oC
ở đồng bằng và ẩm độ khí trời cũng cao 85-95% . Tiếp theo là mùa
nóng nực từ tháng 4 đến tháng 9 ; nhiệt độ trung bình đến 290C vào tháng 7, có khi lên tới 410C. Tuy tháng 7 cũng ẩm uớt, nhưng ẩm độ tương đối thập hơn, có khi chỉ 50%.
Lượng mưa Thừa Thiên – Huế thuộc vào lọai nhiều nhất nước nhà. Tác
động giữa địa hình và hòan lưu khí quyễn đã tạo ra cho tỉnh nhà một số
trung tâm mưa lớn như Bạch Mã – Nam Đông ( 3400 – 4000 mm, năm 1980
là 8 664 mm ), Động Ngãi ( 3200 mm, năm 1990 : 5086mm ). Vùng núi phía
Tây và Tây Nam, mưa tới 7 tháng. Vùng đồng bằng ven biển, mưa kéo dài 4
tháng. Lượng mưa nhiều nhất là vào tháng 10 -11. Các tháng còn lại mưa
không đáng kể. Tính chất mùa mưa cọng với địa hình thường xuyên gây
ra hạn hán là lũ lụt Những nơi có nhiều diện tích đất cát hay đồi núi
trọc , khả năng giữ nước mặt hạn chế, thường bị thiếu nước trầm trọng
từ 2 đến 3 tháng, tỉ như ở các xã phía Bắc tỉnh . Ngược lại những nơi
thấp, trũng lại bị ngập lụt vào mùa mưa.
Thừa Thiên – Huế thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, tập trung vào
các tháng 8, tháng 9, tháng 10. Trung bình mỗi năm gần có một cơn bão
đổ bộ trực tiếp vào tỉnh. Tỉnh còn chịu ảnh hưởng rất mạnh các cơn bão
đổ bộ vào miền Bắc hay miền Nam. Nếu bão đổ bộ vào phía Nam thỉ tỉnh
nhà bị mưa lớn. Hướng Trường Sơn gần như trùng với hướng di chuyễn
bão, nên mưa bão tiến rất xa lên phía Bắc. “Đại hồng thủy” xảy ra
ngày 7 tháng 11 năm 1999 tại Thừa Thiên – Huế đã làm cho 352 người
chết ( có tài liệu ghi là đến 600 người chết ), 305 người bị thương, phá
hủy tòan bộ 25 056 ngôi nhà và làm thiệt hại 600 000 gia cư .
Về thủy văn, mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi khá dày dặc,
nhưng các sông đều nhỏ , độ dốc lớn. Tổng chiều dài các dòng sông chánh
chảy trên lảnh thổ tỉnh là 300 km, trong đó hệ thống sông Hương chiếm
tới 60%. Sông Hương dài nhất, lưu vực lớn nhất tỉnh, gồm 3 nhánh hợp
thành là sông Bồ, sông Hửu Trạch và sông Tả Trạch. Sông Bồ bắt nguồn
từ sường Đông của dãy Trường Sơn, dòng chính dài 4 km, chảy theo
hướng Nam Bắc, rồi Tây Nam – Đông Bắc qua các huyện A Lưới, Hương Trà,
Phong Điền, Quảng Điền, nhập vào sông Hương ở ngã ba Sình, trước khi đổ
ra phá Tam Giang. Từ vùng núi phía Tây Động Ruy, sông Hửu Trạch chạy
theo hướng Nam – Bắc qua các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy, rồi
hợp lưu với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần, chiều dài 51 km. Sông Tả Trạch
khởi nguồn từ sườn Tây Bắc của dãy Bạch Mã, chảy theo hướng Nam Đông
Nam – Bắc Tây Bắc qua các huyện Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà rồi về
ngã ba Tuần , dài 60 km. Hai sông Hửu Trạch và Tả Trạch hợp lưu ở
ngã ba Tuần ,cách thành phố Huế khỏang 10 km về phía Nam, tạo thành
dòng chảy chánh, quanh co của sông Hương qua vùng đồng bằng rồi đổ vào
phá Tam Giang . Sông Ô Lâu và hai phụ lưu là sông Ô Lâu và sông Mỹ
Chánh , bắt nguồn từ vùng núi huyện Phong Điền cao độ chừng 900m .
Sông Mỹ Chánh có một đọan chảy vào lảnh thổ tỉnh Quảng Trị, trước khi
hợp lưu với sông Ô Lâu ở ngã ba Phương Tích trên ranh giới hai tỉnh.
Sông Ô Lâu chủ yếu chảy trong huyện Phong Điền rồi đổ vào phá Tam
Giang qua cửa Lác, chiều dài dòng chánh là 69 km. Sông Truồi bắt nguồn
từ vườn quốc gia Bạch Mã, ở độ cao 820m và đổ vào đầm Cầu Hai . Sông
Truồi chủ yếu chảy trong địa phận huyện Phú Lộc, chiều dài 24 km. Trên
lảnh thổ tỉnh nhà, còn có sông Nông, dài 20 km, bắt nguồn từ sườn Tây
Bắc Động Truồi và đổ vào Đại Giang. Sông Bu Lu, thuộc huyện Phú Lộc,
bắt nguồn từ sườn Bắc của đọan cuối dãy Bạch Mã, chảy thẳng ra Biển Đông
ở Cảnh Dương, dài 18 km. Sông Cầu Hai chỉ dài 5 km, bắt nguồn từ phía
Bắc vườn quốc gia Bạch Mã , đổ vào đầm Cầu Hai. Sông ngòi tỉnh Thừa
Thiên – Huế có giá trị chủ yếu là cung cấp nước. Về lý thuyết, tổng
lượng nước các sông suối tỉnh là trên 5 274 triệu m3, trong khi nhu cầu nước hàng năm của tỉnh là khỏang 535 triệu m3
, chiếm chưa đầy 10% tiềm năng. Tuy nhiên, vì địa hình dốc, thảm thực
vật bị phá hủy mạnh , sự phân hóa theo mùa của dòng chảy, việc khai
thác nguồn nước gặp nhiều khó khăn. Một số khu vực bị thiếu nước nghiêm
trọng như Phong Điền, A Lưới và một phần Hương Trà, Hương Thủy.
Bờ biển Thừa Thiên- Huế giáp biển Đông dài 120 km. Ven biển là hệ
thống đầm phá nổi tiếng từ lâu đời, tổng diện tích bề mặt 22 000 ha như
đã ghi. Vùng biển rộng lớn, có nhiều tài nguyên phong phú, là một trong
những thế mạnh hàng đầu của tỉnh. Năm 2010 ghi là đã đánh bắt được 40
000 tấn hải sản thuộc 500 lòai khác nhau. Tuy nhiên thềm lục địa tỉnh
Thừa Thiên nhỏ hẹp, tuyến đẳng sâu 200m chỉ cách bờ biển có 30 km và
ra xa bờ là vực sâu qúa 3000 m.
Tài nguyên đất đai, sinh vật, khóang sản
Về đại thể, đất đai Thừa Thiên – Huế
có thể chia ra thành 3 nhóm chánh. Nhóm feralit phát triễn trên các
lọai đá khác nhau, tỉ lệ mùn và các chất dinh dưỡng không cao vì bị bào
mòn – rữa trôi mạnh; nhiều nơi đất vị xói mòn, trơ sỏi sạn. Phân bố
rộng rãi ở đồi núi phía Tây tỉnh . Nhóm đất phù sa tập trung phần lớn
ở dãi đồng bằng duyên hải và có một diện tích nhỏ, dọc theo thung
lũng sông suối. Đất phù sa đồng bằng tương đối khá phì nhiêu nhờ phù sa
sông ngòi bù đắp. Nhóm đất mặn cũng tương đối nhỏ, hình thành ở vùng
cửa sông , đầm phá nơi bị ảnh hưởng của thủy triều, có thể nên phát
triễn một số cây chịu mặn. Thống kê năm 2000 cho thấy gần 48% đất đai
chưa sử dụng, đa số là đất trống ,đồi núi trọc phân bố chủ yếu ở các
nơi đất cát và ở đồi núi. Diện tích đất cát lớn nhất là ở huyện Phong
Điền, rồi đến huyện Phú Vang. Đất trống ,đồi núi trọc trải dài trên một
diện tích rộng lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẳng qua các huyện Phong Điền,
Hương Trà, thành phố Huế, Hương Thủy và Phú Lộc, rồi lan dọc theo thung
lũng các sông Ô Lâu, sông Bồ , sông Hửu Trạch và sông Tả Trạch. Dọc
thung lũng A Lưới có đến 40 000 ha và ven thung lũng Nam Đông có hơn
18000 ha đất trống.
Về Thực vật , Động Vật ở 170200 ha rừng tự nhiên còn lại
trong tỉnh, năm 2000, là rừng giàu và rừng trung bình ở các vùng
cao, độ dốc lớn, hoặc ở các đầu nguồn sông, khá liên tục ở khu vực núi
Động Ngãi dọc theo địa giới hai huyện Phong Điền, A Lưới, vùng biên giới
Việt- Lào , dãy Bạch Mã – Hải Vân, chứa nhiều lòai gỗ qúi và động vật
rừng hiếm có . Đặc biệt là vườn quốc gia Bạch Mã, thành lập năm 1986,
diện tích 22 031 ha, nằm trên lảnh thổ hai huyện Phú Lộc và Nam Đông.
Năm 2000, vườn Bạch Mã kiểm kê được 287 tông – chi của 144 họ thực vật,
55 lòai thú thuộc 23 họ, 150 loài chim thuộc 37 họ , trong đó có
một số lòai đặc hửu như gà lôi lam mào đen và mào trắng, vọoc …. Năm
2004 , Qủy Đời Sống Hoang Dã Thế giới – World Wildlife Fund , khởi
xướng dự án Hành Lang Xanh – Green Corridor cho khu vực rừng luôn
luôn xanh nguyên thủy, đất thấp ẩm ướt miền Trung Trường Sơn còn sót
lại của nước nhà. Dự án thành lập Hành Lang Xanh năm 2008 , rộng 1340 km2 của
rừng quý hiếm thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy. Từ năm 2005
đến 2006, Hành Lang Xanh đã khám phá ra 11 lòai động vật và thực vật
mới, gồm 2 lòai bướm và một lòai rắn. 5 loài hoa lan và ba lòai thực
vật mới khác, đặc hửu riêng cho các rừng nhiệt đới thuộc dãy Trường Sơn
Việt Nam. 10 lòai thực vật , gồm 4 lòai hoa lan đang định danh, nhưng
đã tỏ ra là những lòai mới. Trong thập niên 1990, ở đây đã tìm thấy
nhiều động vật có vú lớn kể cả Sao La. Lòai rắn mới tên gọi là rắn
lưng gồ sống tàu, môi trắng- white lipped keelback snake Amphiesma Leucomystax,
dài 80 cm, thân điểm chấm đỏ. Hai lòai bướm mới thuộc 8 lòai mới
khám phá ra trong tỉnh nhà từ năm 1996. Lòai bướm nhảy nâu – quick
flight skipper thuộc tông Zela. Lòai thứ hai là bướm mắt rắn – satyrid , thuộc tông mới họ phụ Satyrinae.
Ba trong số các loài lan mới hòan tòan không có lá – leafless, một
điều ít thấy ở lòai lan. Chúng hòan tòan không có diệp lục tố, sinh sống
trên chất liệu đang phân hủy. Các lòai mới khác gồm lòai lan hoa đen aspidistra . Một lòai họ ráy, môn – aroids mới có những mo – spathes màu vàng rất đẹp,nhưng có một lòai tông Arum
độc hại . Những khảo cứu mới trình bày rỏ là ở Hành Lang Xanh cũng có
nhiều lòai bị hiểm nguy tuyệt chủng, trong đó có 15 lòai bò sát, lưỡng
cư – amphibians và 6 lòai chim. Hành Lang Xanh là nơi cư trú lòai vượn
mào má trắng – white cheek crested gibbon , một trong những lòai linh
trưởng – primates bị nguy cơ nhất thế giới. Nhiều người cho rằng Hành
Lang Xanh là vị trí bảo tồn tốt nhất cho Sao La, một lòai “ súc vật”
hoang dã độc đáo, các nhà khoa học chỉ mới tìm thấy năm 1992 trên thế
giới .
Về thủy hải sản, năm 2000 , riêng vùng đầm phá Thừa Thiên –
Huế đã kiểm kê được 162 lòai cá thuộc 57 họ và 17 bộ. Trong số này,
gồm 85 lòai bộ cá vược , 13 lòai bộ cá đối, 12 lòai bộ cá trích , 11
lòai bộ cá chép, 10 lòai bộ cá chình …
Về khóang sản, nhìn chung Thừa Thiên là tỉnh nghèo khóang
sản. Hiện đã phát hiện hơn 100 điểm khóang sản, phần lớn là đá vôi ở
Long Thọ ( 500 triệu m3 , năm 2000 ), Nam Đông ( 500 triệu m3 ), Phong Xuân- Phong Điền ( 240 triêu m3
) thuận lợi để phát triễn công nghiệp xi măng. Mỏ đá granit đen và
xám ở Phú Lộc có trữ lượng lớn, có thể khai thác phục vụ nhu cầu trong
nước, xuất khẩu. Cao Lanh tập trung ở Lại Bằng ( Hương Trà ), Nguyệt
Biều ( TP Huế ), cát thủy tinh ở Phong Hải, ( Phong Điền), Phú Đa (Phú
Vang ), mỏ sẻt Long Thọ, Phú Thứi, Phú Bài, Hương Hồ, A Lưới . Trữ
lượng than bùn ở Phong Điền và ở các trầm Bàu Bàng , Trầm Sen , Phong
Nguyên, Hóa Chăm hạn chế , cũng như quặng sắt ở Hòa Mỹ ( Phong Điền ),
Vĩ Dạ Thượng , Phú Xuyên ( Phú Lộ c ) v.v… hay ti tan sa khóang ở Kẻ
Sung , ( Phú Vang ) , Quảng Ngạn ( Quảng Điền ), Vinh Phong – Vinh Mỹ
( Phú Lộc ) và vàng sa khóang ở Phổ Cần ( Phú Lộc ), Bản Gôn ( Nam
Đông ), Rào Nhỏ ( A Lưới) … Tỉnh nhà có một số nguồn nước khóang ở
Mỹ An ( Phú Vang) độ sâu 120m, nhiệt độ 51 – 52 oC , Thanh Phước ( Hương Trà) độ sâu 41 – 145m, nhiệt độ 43.5 0C.
II – Lạm bàn phát triễn Thừa Thiên- Huế
Thắng tích kiến trúc Huế xưa
Năm 1802, Gia Long lên ngôi vua đóng đô ở Huế. Suốt 143 năm các
vua Triều Nguyễn đã cho xây dựng ở Huế và vùng ven một hệ thống công
trình đồ sộ và hòan chỉnh, bao gồm thành trì, cung đình, lăng tẩm, đền
miếu, nhà chùa phố phường , nhà vườn … mang sắc thái đặc biệt, giá trị
nghệ thuật cao, một kỳ quan Đông Nam Á. Tháng 12 năm 1993 , Thành
Citadel Huế đã được Cơ Quan Văn Hóa Hóa Quốc tế UNESCO công nhận là Vị
trí Di Sản Văn Hóa Thế Giới – World Cul tural Heritage Site. Tháng 11
năm 2003, lại tuyên bố Nhã Nhạc Cung Đình Huế -Royal Musical là Di
Sản Tinh Thần Văn hóa Thế giới – World Intangible Cultural Heritage.
Theo kiến trúc sư Đòan Đức Thành ( 2000 ) và các bổ sung của vài tác giả khác, Thành Huế
thiết lập trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, bờ phía bắc sông Hương,
bố cục theo truyền thống Việt Nam, gồm 3 tòa thành cổ kính , khép kín
lồng nhau. Phòng Thành là thành phòng ngự ngòai cùng, mặt bằng hình
vuông chu vi 9950 m, cao 6.5 m, rộng 25 m. Mặt trước xoay về hướng
Nam, có dòng Hương Giang bao bọc, núi Ngự ( Bình ) và núi Bân làm bình
phong. Con sông đào tên là Hộ Thành ( sông An Cựu ? ), đưa nước sông
Hương chảy qua 3 mặt chân của Phòng Thành, rồi lại trở về sông Hương.
Kiến trúc phòng ngự có ảnh hưởng thành Vauban ( Vô Băng ) của Pháp. Góc
thành phía Bắc hướng ra cửa biển, có một thành phụ hình mang cá, gọi là
Trấn Bình . Vòng Thành Giữa nhỏ hơn, gọi là Hòang Thành, Hòang Cung
hay Đại Nội . Mặt bằng Hòang Thành gần vuông vức, chu vi 2450m, cao 4m,
tường gạch dày 1m. Bốn xung quanh có hào nước Kim Thủy Trì bảo vệ.
Mỗi mặt thành có một cửa ở chính giữa: cửa Ngọ Môn phía Nam, cửa Hòa
Bình phía Bắc, cửa Hiển Nhơn, Chương Đức, hướng Đông – Tây.
Kiến trúc dinh thự Cung Đình Huế có đặc điểm là không vươn lên cao mà dàn trải theo bề rộng, hòa nhập vào thiên nhiên. Hơn
140 công trình lớn nhỏ trong 9 khu vực riêng biệt, cách nhau bằng
hàng rào và cổng, vẽ trang trọng nghiêm mật đúng độ cho từng công
trình. Các công trình quan trọng trong Kinh Thành được bố trí đối
xứng trên trục trung tâm Nam Bắc, tức đường Dũng Đạo, gồm có từ Nam
sang Bắc:
-Kỳ Đài, vua Gia Long cho đắp năm 1807,gồm 3 tầng, tầng dưới cao 5.60
m, tầng giữa cao hơn chút ít 5.80m, tầng trên cao cao nhất 6m. Cột
Cờ gồm 2 đọan bằng gỗ, từ chân lên ngọn cao 29.52 m. Trên Kỳ Đài, xây 8
nhà để súng và 2 điếm canh. Ngày 23 tháng 5 năm 1885, Kinh Thành thất
thủ: 7 giờ sáng vua Hàm Nghi xuất bôn và khỏang 8 giờ sáng, lần đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam, cờ tam tài Pháp màu xanh, trắng, đỏ, phấp
phới trên Kỳ Đài trước Ngọ Môn, dấu hiệu chánh thức Việt Nam cả nước nô
lệ Pháp cả Trung lẫn Bắc Nam
– cửa Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hòa, sân Bái Mạng, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung, cửa Hòa Bình. Nơi ở sinh họat của nhà vua như điện Càn Thành, điện Kiến Trung, điện Thọ Ninh, cung Khôn Thái, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, Duyệt Thị đường, Thái Bình lâu, Nhật Thành lâu, vườn Thượng Uyển… là hệ thống các công trình nội dung phong phú, chứa đựng nhiều yếu tố nhà ở dân gian. Trong Hòang Thành còn có 5 miếu thờ. Thế Miếu là nơi thờ 10 vua Triều Nguyễn. Nổi bậc nhất là Hiển Lâm Các, cấu trúc gỗ truyền thống ba tầng cao , tương đương với Ngọ Môn là công trình đẹp và cao nhất Hoàng Thành. Ở đây còn có kiệt tác Cửu Đỉnh- Dynastic Urns , 9 cái đỉnh đồng, mỗi cái mang một chữ trong miếu hiệu của một ông vua nhà Nguyễn: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Mỗi đỉnh có hàng chục hình chạm nổi, thể hiện vũ trụ, thiên nhiên rất đặc sắc.
– cửa Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hòa, sân Bái Mạng, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung, cửa Hòa Bình. Nơi ở sinh họat của nhà vua như điện Càn Thành, điện Kiến Trung, điện Thọ Ninh, cung Khôn Thái, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, Duyệt Thị đường, Thái Bình lâu, Nhật Thành lâu, vườn Thượng Uyển… là hệ thống các công trình nội dung phong phú, chứa đựng nhiều yếu tố nhà ở dân gian. Trong Hòang Thành còn có 5 miếu thờ. Thế Miếu là nơi thờ 10 vua Triều Nguyễn. Nổi bậc nhất là Hiển Lâm Các, cấu trúc gỗ truyền thống ba tầng cao , tương đương với Ngọ Môn là công trình đẹp và cao nhất Hoàng Thành. Ở đây còn có kiệt tác Cửu Đỉnh- Dynastic Urns , 9 cái đỉnh đồng, mỗi cái mang một chữ trong miếu hiệu của một ông vua nhà Nguyễn: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Mỗi đỉnh có hàng chục hình chạm nổi, thể hiện vũ trụ, thiên nhiên rất đặc sắc.
Lăng tẩm các vua Triều Nguyễn được xây dựng phía Nam
Kinh Thành Huế bên dòng sông Hương, trong vùng gò đồi, có sông suối,
khe, hồ, thông cao bóng cả. Cả 7 ngôi lăng xây dựng trên đồi, hội đủ
các nguyên tắc “ phong thủy”: “ Sơn triều thủy tựu” “ núi án núi chầu” “ tả long hửu hổ”
. Quy mô các lăng đều rộng lớn, nhiều lăng có tường thành bao bọc, phối
trí tài tình giữa kiến trúc và thiên nhiên. Khởi dựng từ khi vua đang
trị vì, cho nên trong kiến trúc lăng tẩm, có sự kết hợp giữa sống và
chết, đạo và đời. Lăng tẩm nào cũng có 2 khu; khu lăng để chôn thi hài
khi vua qua đời, khu vực tẩm dành riêng cho nhà vua khi còn sống, thỉnh
thỏang đến chơi thăm. Đặc điểm này đến thời Nguyễn mới có. Nhiều công
trình mang nội dung sinh họat được xây dựng trong khu vực này, như thể
một hành cung thứ hai: các điện để làm việc, ăn, ngủ ; minh lâu , đình
tạ, hồ đảo, vườn hoa để vua thưởng ngọan, có cả các viện cho cung tần mỹ
nữ đến chầu hầu.
Lăng Gia Long nằm giữa rừng tông bao la bố cục thành 3 khu : lăng ở
giữa, điện thờ bên phải và bia công đức bên trái. Các công trình gần
gủi với kiến trúc truyền thống, hài hòa với cảnh chung quanh, tạo một
vẻ đẹp hùng tráng. Lăng Minh Mạng thể hiện một quần thể kiến trúc trật
tự nghiêm ngặt. Các công trình chánh đều nằm trên trục đường Thần Đạo,
từ dưới cao dần lên là cửa Đại Hồng Môn, Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện
Sùng Ân, Minh Lâu đến Lăng ở gò đất cao nhất. Hai bên đường Thần Đạo,
có tượng đá, sân vườn, cây cảnh, hồ nước cầu đường đối xứng nhau từng
đôi một, tạo một vẻ trang nghiêm, sâu lắng. Lăng Tự Đức gồm khu điện thờ
( nơi nhà vua sinh họat khi còn sống ) và khu bia mộ đặt gần nhau, cùng
hướng ra con đường xuyên suốt, chạy ngoằn ngòeo từ cửa Vụ Khiêm, men
theo bờ hồ Lưu Khiêm ở phía trước. Các công trình kiến trúc xen trong
hoa lá, soi bóng xuống mặt hồ êm dịu và thơ mộng. Lăng Khải Định trên
núi Châu Re không cây xanh, không mặt nước. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc
dày dặc và chóang ngợp, một màu xám xi măng. Những mảnh tranh tường
mang hình tứ linh- tứ quý, ghép bằng gốm màu hết sức tinh xảo, tạo
những cảnh sắc rực rỡ, linh động. Các lăng khác : lăng Thiệu Trị thanh
thóat, lăng Đồng Khánh xinh xắn, lăng Dục Đức khiêm nhường. Còn lăng
thứ 8 Duy Tân , mới xây dựng năm 1987, vẻ đẹp giản dị trong sáng.
Ở Huế còn có gần 100 ngôi chùa. Nổi tiếng nhất
là Chùa Thiên Mụ, trên đồi Hà Khê làng An Ninh bên bờ sông Hương. Từ năm
1601 là năm khởi dựng đến nay, đã nhiều lần hư hỏng và tu sữa, bổ
sung. Chùa có tường vây 4 mặt, chia ra làm 2 khu. Phía ngòai, ở trên độ
cao 49 bậc cấp, có cổng trụ tam quan. Từ đây mở ra một khỏang sân rộng,
nổi bật trong tầm nhìn là Tháp Phước Duyên, cao 7 tầng và đình Hương
Nguyện, xây dựng năm 1846, cạnh đó là lầu chuông và nhà bia. Qua
khu tưởng niệm là khu vực các điện thờ Phật ở phía sau, nối tiếp nhau
trên một trục dọc của Chùa. Gồm các điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quán Âm và
nhà trai cùng với sân vườn đẹp. Chùa Thiên Mụ có nhiều tượng đẹp, đặt
trên 7 tầng tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Trong lầu chuông có quả
chuông đồng, đúc từ thế kỷ thứ 18, nặng hơn 2 tấn, cao 2.5 m. Bia đá
đặt trên lưng rùa đá cao to, chạm trổ tinh vi.
Đình làng Huế không nhiều. Tiêu biểu nhất là các đình Kim Long, Lại Thế, Dương Nổ.
Có lẽ không nên quên 6 dãy phố xưa. Theo cuốn Thừa Thiên
Phủ, mục Phố thị, ngòai quách kinh thành các nhà cửa khu phố đều lợp
bằng tranh, chen chúc và thường bị hỏa họan. Vua Gia Long cho dân gian
cùng người Tàu – Hán Thanh sửa sang, lợp ngói lại khu phố Đông Bắc Kinh
Thành gần chỗ xây Trấn Bình Đài (đồn Mang Cá). Năm 1837, vua Minh Mạng
sai Thống chế Lê Văn Thảo đốc thúc binh lính cất nhà, lợp ngói ba
khu phố Gia Hội Đông Ba ( Đông Gia ) và Đông Hội. Khu Gia Hội gồm 89
gian nhà. Khu Đông Ba và Đông Hội , dọc theo sông Tả Hộ Thành, chung
lại gồm 399 gian, dài hơn 2 dặm. Dân gian, kể cả người Tàu, cũng được
phép xây cất thêm 149 gian phố theo kiểu mẩu bộ Công, nghĩa là phố trệt
không lầu, tường gạch quét vôi, lợp ngói, mặt trước làm cửa gỗ có cánh,
hàng hiên có cột trụ,vách sau xây gạch có trổ cửa tò vò, cứ 3 gian
ngăn một tường gạch v.v….Dân Huế quen gọi lối kiến trúc này là phố ba gian.
Phố Chợ Dinh, dọc theo bờ sông Hương dài hơn 3 dặm đến dinh thị Hạ Ấp
của Thọ Xuân Vương. Gồm 8 hàng. Chính giữa dãy phố là con đường lớn,
tức là đường Chi Lăng sau này. Phố chợ Dinh sầm uất nhất Kinh sư. Ngày
trước chưa có phố Huế, chỉ có phố Chợ Dinh. Đi Dinh có nghĩa là đi
Huế. Trong lúc Kim Long đã thành xưa cũ, thì Chợ Dinh tiêu biểu cho mới
mẽ tân kỳ. Hoa Kiều tại phố Chợ Dinh đã đóng góp phần lớn cho nền kinh
tế thành phố Huế. Nay phố Chợ Dinh vẫn còn, nhưng dân Huế lại gọi là
phố Gia Hội và phố Chi Lăng. Đưới triều Đồng Khánh, vua chuẩn cho
những lô đất trống từ xưa và lô đất vừa dẹp trại quân ( là trại Long
Vũ, Pháp đốt khi kinh thành thất thủ? ) ở hai bên tả hửu ngòai quách
cửa Chánh Đông( là một khúc của Đông Ba ?) cho quan và dân làm Phố
Cửa Đông. Quy thức kiến trúc kiểu mẩu đo đạc đều do bộ Hộ và bộ
Công xếp đặt, phân định mẩu mức cho từng đơn xin. Phố gồm 3 dãy nhà và
2 con đường song song , lấy chợ Đông Ba gần cửa Chánh Đông làm Trung
tâm. Năm 1890, triều Thành Thái, dưới áp lực của Pháp Bảo Hộ phải
chấp thận cho xây nhà 2 tầng. Phố Cửa Đông cũng là phố đầu tiên tại Huế có vỉa hè, lề đường và lát đá theo kiểu Tây Phương.
Phố Trờng Tiền bắt đầu từ phía Tây cầu Gia Hội, dọc theo bờ sông
Hương theo hướng Tây đến ngang trước cửa Đông Nam tức là của Thượng
Tứ sau này. Trước phố có cho làm một con đường rộng rãi, có vĩa hè, lề
đường, lát đá. Đường phố phân chia hai chiều bằng một dãy cù lao nhân
tạo, bờ đúc xi măng, trồng hàng cây phượng vỹ theo kiểu Tây Phương.
Thời Đệ Nhất Cọng Hòa, thời tổng thống Ngô Đình Diệm dời bỏ, làm rộng
con đường và đặt tên là đườngTrần Hưng Đạo.
Những thắng tích cũ khác nên kể thêm ra là:
- Phú Văn Lâu , vua Gia Long cho thiết lập năm 1819, phía trước Kỳ
Đài, sát bờ sông, trước chỉ dựng đình, gọi là bảng đình, dùng làm nơi
niêm yết các chiếu, thư, dụ, chỉ nhà vua. Trước đình có dựng bia và làm
lệ Khuynh Cái , Hạ Mã có nghĩa là nghiêng lọng , xuống ngựa. Sau năm
1954, Phú Văn Lâu là nơi tổ chức các buổi lễ lớn , như ngày quốc
khánh 26 tháng 10 thời đệ nhất Cọng Hòa , ngày quân lực v.v…. Năm
1972, Phú văn Lâu tiếp nhận đồng bào tị nạn từ Quảng Trị, vừa thóat
khỏi tử thần trên con đường độc đạo quốc lộ sô 1, biệt danh là Đại Lộ
Kinh Hòang;
-Cầu Trường Tiền ngang qua sông Hương phía Đông Nam Kinh thành Huế
, nối con đường thiên lý Bắc Nam – Quốc lộ 1A, khởi công năm 1897 và
hòan tất năm 1899 vào triều vua Thành Thái. Thời Đệ nhất Cộng Hòa cải
tên là cầu Nguyễn Hòang dùng trong văn thư, không mấy ai biết đến, cũng
như tên cầu Thành Thái may lắm còn vài ông già xưa hòai cỗ gọi tên
này.
- Cầu Bạch Hổ cũng khánh thành triều Thành Thái năm 1904 năm, nối
tiếp qua Cồn Dã Viên, một cù lao nhỏ trên sông Hương vì thời các chúa
Xứ Đàng Trong dùng như một vườn thú nhốt cọp -beo ở các hổ trận nên
gọi tên là Dã Viên. Thời Pháp thuộc, cầu Bạch Hổ là cầu sắt dùng riêng
cho xe lữa.
- Cầu Sông Hương được Công Binh dẹp cầu phao, cuối năm 1968, theo
chỗ cầu phao cũ làm móng bê tông cốt sắt, quê kệch hết chỗ nói (cũng
theo Thân Trọng Tuấn- 2006)
- Chợ Đông Ba nằm sát ngã ba bờ sông Hương và sông Gia Hội, thuộc
khu phố Trần Hưng Đạo, cách cầu Tràng Tiền chừng 500 m về hướng
Đông,Triều Gia Long cho lập chợ ở ngòai thành gần cửa Chánh Đông, tức
là cửa Đông Ba sau này. Năm 1887, vua Đồng Khánh cho làm thêm nhà
vuông lớn, lợp ngói, không phân lô gọi là đình chợ. Lại cho làm các dãy
thấp hơn, phân chia từng lô hàng, cho thuê gọi là quán chợ. Năm 1899,
vua ThànhThái cho dời chợ Đông Ba ra khu phố TrườngTiền sát bờ sông
Hương và sông Gia Hội, trên bãi đất trống, dân Huế vẫn gọi là Giại.
Năm đó, vua cho gỡ ván lót cầu Trường Tiền ra, xong đúc sàn cầu bằng
xi măng. Chính giữa chợ, cho xây một lầu gạch 3 tầng. Tầng thứ hai
treo đồng hồ 4 phía. Năm 1969, ngoài việc cho xây Cầu Sông Hương kệch
cỡm, người ta cho phá lầu chợ Đông Ba, cho xây một lầu mới 3 tầng, kiến
trúc thật vụng về, hình dáng như cái hộp, làm mất hết nét đẹp của
thành phố Huế. Chợ Đông Ba là trung tâm trao đổi dịch vụ quan trọng và
lớn nhất xứ Huế. Hải sản hàng ngày chở từ cửa biển Thuận An lên. Hoa
quả từ Kim Long, Nguyệt Biều chở xuống. Vịt, gà từ Phú Vang, An Cựu, Dã
Lê chở lên. Khoai môn, các thứ tiểu công nghệ từ Đại Lược, Bao La chở
vào. Gạo từ An Cựu chở lên hay từ Quảng Điền chở vào … Tất cả đường
bộ, đường thủy hầu hết đều quy tụ vào chợ Đông Ba .
- Hồ Tĩnh Tâm thành lập năm 1836, phía Đông Bắc, ngoài Hòang Thành.
Chung quanh hồ cho xây tường gạch thấp có trỗ 4 cửa, nhưng không làm
cánh cửa. Hồ Tĩnh Tâm có 3 đảo: Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh
Châu. Trên đảo Bồng Lai có dựng điện Bồng Doanh, phía Nam là cầu Bồng
Doanh, phía Bắc là cầu Hồng Cừ. Cầu này làm bằng gỗ, lan can bọc lưới
sắt, nẹp viền mỹ thuật. Phía Tây là cầu Trừng Luyện. Phía Đông là tạ
ThanhTâm. Đảo Phương Trượng thuộc phía Bắc. Phía Bắc đảo Phương Trượng
có dựng lầu Tĩnh Tâm. Phía Tây dựng hiên Dưỡng Tánh. Phía Nam có làm
cửa Bích Tảo, trước cửa dựng cầu Bích Tảo. Cầu Bích Tảo, lầu Tĩnh Tâm,
hiên Dưỡng Tánh nay đã hư sập hết, không rỏ đã trùng tu lại chưa ?
Chính giữa hồ, giữa hai đảo Bồng Lai và Phương Trượng, có dựng đình Tứ
Đạt. Phía Đông Bắc đình Tứ Đạt là Hạc Hải Trì, có dựng lầu Tàng Thư,
nơi chứa sách qúy của triều Nguyễn Phước xa xưa. Điều đau buồn nhất là
Việt Minh năm 1946, cho đốt phá lầu Tàng Thư, cả một kho tàng văn
chương- văn hóa triều Nguyễn Phước đã cho sưu tầm hay người dân, các
quan dâng hiến từ triều Minh Mạng đến triều Bảo Đại, vô cùng quý báu,
cất giữ cả trăm năm, bổng chốc tiêu tan, dưới chiêu bài tận diệt tàn
tích, thực dân – phong kiến, lấy sách xé ra cho dân thất học làm giấy
vấn thuốc hút !
Kiến trúc- Thừa Thiên – Huế xưa là bảng tổng kết cô đọng nhất
những giá trị truyền thống còn bảo tồn được rõ nét đến hiện tại về
các mặt công năng mặt bằng, kết cấu, qui họach thành quách và đô thị,
trang trí trần thiết nội thất, kiến trúc phong cảnh. Những đặc điểm
của kiến trúc thời Pháp thuộc, thể hiện sự du nhập phương thức xây
dựng và quy họach đô thị Châu Âu và sự chuyễn hóa giữa xây dựng Pháp
và văn hóa Á Châu. Ở Thừa – Thiên điển hình nhất là khu nhà hàng
Morin Frères, Chaffanjon cũ, các nhà cửa kiều dân Pháp, bên cạnh, sau
Morin và tòa Khâm, dinh tòa Khâm sứ, cửa dinh đồ sộ và vườn quân nhạc
Pháp trước tòa Khâm, bên cầu Tràng Tiền, khu vườn Bia Trận vong chiến
sĩ Pháp và Việt thuộc địa Thế Chiến 1914 – 1918 bên bờ sông Hương ,
trước mặt trường Đồng Khánh – Khải Định ( nhà thơ Tố Hửu, thời còn
làm thơ tinh thần quốc gia đã mĩa mai “ Bỏ thân những tưởng vì non nước, đâu biết mình riêng đã dối mình”
). Có lẽ luôn cả 139 biệt thự những năm 1930, nay đã hòan tòan hư
hỏng ở khu nghĩ mát Bạch Mã, trên độ cao 1000 – 1444m. Hài hòa Tây
Phương- Đông Nam Á này đã được một con dân xứ Huế, kiến trúc sư khôi
nguyên giải La Mã , Ngô Viết Thụ thể hiện, tái xây dựng dinh Norodom bị
ném bom thành Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, thập niên 1960.
Danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, tài nguyên thực vật, động vật,
khoáng sản kể trên … là những ưu điểm so sánh của Thừa Thiên Huế , đã giúp lảnh vực du lịch, dịch vụ, thương mãi từ nhiều năm nay dẫn đầu phát triễn kinh tế xã hội.
Tuy nhiên có lẽ cũng nên nói qua phần đóng góp của tài nguyên văn hóa
nhân sinh nữa. Thừa Thiên Huế có hình thái Múa Cung Đình Chăm và Kinh
-Việt . Múa cung đình vẫn còn dấu vết trên các tượng đá Vũ nữ Trà
Kiệu (Quảng Nam) … thế kỷ thứ 7 thứ 8, tuyệt tác điêu khắc và múa
cung đình Chăm.
* Múa Cung Đình Huế định hình từ thế kỷ thứ 17, kết tinh một truyền thống 3 thế kỷ. Múa
được tiến hành trong các trường hợp : lễ tế giao, lễ tích điền, lễ tế
văn miếu, lễ kết hôn của hòang tử hoặc công chúa v.v… .Múa Cung Đình
tiêu biểu cho Huế ngày nay là múa Hoa Đăng ( lục cúng hoa đăng ). Thuở
xưa múa Hoa Đăng là múa 6 lần, tượng trưng 6 lần dâng cúng: hương, hoa, đèn, trà, quả, oẳn.
Đội hình múa lục cúng Hoa Đăng gồm 48 vũ sinh nam nữ; đặc điểm là
người múa 2 tay cầm đèn hoa sen vừa hát vừa múa và tạo hình thành
từng mảng khối hay các hình hoa khác nhau. Mỗi khi hết một lần múa,
lại kết thúc bằng những hình tượng – trụ bộ rất độc đáo như “ cỗ la liệt”, “ cỗ giả hòang”, “ cỗ tướng hảo”, xếp bằng cách chồng người, tòan bộ như một đài hoa sen tỏa sáng lung linh.
*Ca Huế đã có từ hàng trăm năm rồi, nhưng sân khấu cổ nhạc
từ xưa vẫn chỉ thấy hát bộ ( bội) và sau đó là cải lương, phát xuất
từ miền Nam Việt Nam. Hát bộ gần như thường trực ở rạp Đồng Xuân Lâu –
Rạp Bà Tuần. Ca Huế từ trước đến nay vẫn chừng ấy điệu: Nam Ai, Nam Bình, Phú Lục , Cổ Bản , Huê Tình, Kim Tiền ,Tứ Đại Cảnh… Theo
Hòang Thế Định ( Florida – 2006 ), ông Hòang Trọng Đồng ( 1899 – 1987
) rành sân khấu hát bộ, nhờ các buổi trình diễn ở Duyệt Thị Đường (
Hòang Cung Huế ) và nghiên cứu thêm sân khấu Cải Lương miền Nam, đã đưa
Ca Huế lên sân khấu với tính chất nhạc kịch. Năm 1938, ông Đồng sáng lập
ra Gánh Ca Huế Kim Sanh, sau đổi thành “ Đoàn Ca Kịch Kim Sanh”,
đưa hai vỡ tuồng ca kịch đầu tay Kim Sanh là “ Thói Thời Đen Bạc” và
“ Tình Là Giây Oan” đem trình diễn thử thành công lớn ở Dã( Dạ ) Lê,
một rạp hát ngoại ô Huế, rồi đóng đô gần như thường trực ở rạp “ Bà
Tuần” Đồng Xuân Lâu. Kim Sanh có một điệu ca mới là điệu Dõan Xuân cũng
do ông Đồng sáng tác, cùng nhiều vỡ khác, nêu lên những sự kiện lịch
sử, hoặc dã sử, những cảnh sinh họat đương thời. Mức phổ biến lan rộng
làm nẩy sinh tính từ “ ăn nói Kim Sanh”, “ bộ điệu Kim Sanh”
cho những ai diễn tả lời văn hay câu nói mang tích cách sân khấu. Sau
năm 1954, thế hệ trẻ lớn lên nghiêng về nghệ thuật phim ảnh, thoại
kịch và các chương trình tân nhạc, tiêu biểu nhất là nhạc và nhất là
lời nhạc của Trịnh Công Sơn, một con em xứ Huế. Sân khấu Cải Lương
Miền Nam phát triễn mạnh mẽ mọi mặt, nhất là kỷ thuật ánh sáng, âm
thanh cũng như đề tài sáng tác. Các đoàn hát thi nhau ra miền Trung phổ
biến nghệ thuật Cải Lương Nam Kỳ. Năm 1956, Đòan Ca Kịch Kim Sanh thật
sự ngưng hẳn, sau lần diễn cuối cùng ở rạp Hòa Bình – Đà Nẳng.
Dịch vụ dẫn đầu từ lâu
Dịch vụ dẫn đầu từ thập niên 1990, nhưng còn phát
triễn thêm được nữa. Từ năm 1990 đến năm 1999, trong khi lĩnh vực nông
lâm ngư nghiệp ở GDP giảm dần từ 44.2 % năm 1990 xuống 22 % năm 1999,
dịch vụ đã tăng từ 36 .1 % năm 1990 lên 47. 5 % năm 1999. Thời gian
2002- 2006, phần dịch vụ cũng không giảm vì chiếm 44.1 % năm 2002 và
43. 8 % năm 2006 . Sở dỉ tỉ xuất dịch vụ có sa sút đôi chút năm 2006
là vì lảnh vực công nghệ và xây cất đã tăng từ 30. 6 % năm 1999,
lên 36. 1 % năm 2006. Năm 1990, lảnh vực này chỉ mới chiếm 19. 7 %
. Lảnh vực nông lâm ngư cũng còn xuống dốc hơn nữa theo tỉ lệ trong
chiếm hửu GDP , năm 2006 chỉ còn 20. 1 %. Tăng trưởng kinh tế năm
2005 là 11,2 % và năm 2006 là 13.4%. Tỉnh Thừa Thiên-Huế báo cáo cho bộ
Chánh Trị tháng 7 năm 2014 là tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà, thời gian
2009 – 2013, trên 10.2% một năm và GDP mỗi đầu người đã tăng 1,77 lần
hơn, nay đã trên 1000 USD. Tỉ xuất đô thị hóa là 40 -50 % , nghĩa là
trên mức dự liệu cả nước trước đây vào năm 2015-2020( ? ). Mức xuất
khẩu năm 2013 cũng đạt trên 300 triệu USD, với các con số trên 30 triệu
USD năm 1997 và gần 29 triệu USD năm 1999 ( năm bị bảo lớn ).
Du lịch là ngành dịch vụ phát triễn mạnh nhất tỉnh
nhà. Năm 1996 lượng khách đến Thừa Thiên – Huế là 286 859 lượt người.
Năm 1996 tăng lên 388 835 lượt. Năm 1999 có 156 205 khách quốc tế . Tỉnh cho biết là 6 tháng đầu năm 2014, số lượng du khách đã trên 1 triệu người, trong đó phân nữa là ngọai quốc
. Năm 2000, cả tỉnh đã có 76 khách sạn, tổng số phòng là 2153. Trong
số này có 15 khách sạn được xếp sao, bao gồm 3 khách sạn 3 sao là
Century, Hương Giang, Sài Gòn Morin Hotel, 6 khách sạn 1 sao. Các tháng
6 – 8 năm 2014 , trong số 110 khách sạn Huế được Trip Advisor ( ? )
đánh gía xếp hạng từ thấp cao 1- 5 , thì khách sạn hạng 5 là Tâm Tịnh
Viên Homestay; hạng 4.5 là Thân Thiện Hotel – Friendly Hotel, Victory
Hotel Hue, Waterland Hotel, Vina Hotel Hue; hạng 4 là Ngọc Bình
Hotel, Park View Hue Hotel, Nhật Lệ Hotel, New Star Hotel, Festival
Hue Hotel, Tigon Hostel và hạng 3.5 là Century Riverside Hue Hotel,
Hương Giang Hotel Resort & Spa, Phượng Hòang – Phoenix Hotel,
Hue Queen 2 Hotel . Một xếp hạng khác lại cho Holiday Diamond Hotel
đứng hạng nhất, Jade Hotel hạng 2, Hue Serene Palace Hotel hạng 3… ,
BW Premier Indochine hạng 5, La Residence Hue Hotel hạng 6, Eldora
Hotel hạng 7 , … Orchid Hotel hạng 9, Moonlight Hotel Huế hạng 10,
trong số 110 khách sạn thăm viếng . Tuy nhiên năm 2014 , Thừa Thiên chỉ
mới có một khách sạn đạt 4 sao, chưa có khách sạn 5 sao như Bình Dương
.
Các món ăn đặc biệt Huế không phải ăn để sống, mà là một dạng
nghệ thuật nấu nướng. Các món ngon rất thanh nhã, nhẹ nhàng và qúi
phái, khác với các món ăn ngon các tỉnh Việt Nam. Gia vị, nhất là ớt
cay, đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật trình bày nấu ăn Huế.
Đáng lưu ý ngày nay khi thưởng thức món ăn Huế là nên biết chúng đã
được làm ra để vua “ thời- ăn” trong quá khứ. Ngành du lịch Huế
kể ra đầu tiên là món Cơm Hến , một món đơn giản và giá hạ, đem tới bạn
mùi vị ngọt ngào của cơm địa phương (gạo gie An Cựu ? ) và nhiều lòai
rau Huế, pha trộn mùi bơ, đắng, chát của gia vị, mỡ heo và hến. 4 dĩa
món Huế khác không nên quên là Bánh Bọc Lọc ( bột gạo bọc tôm, thịt )
, Bánh Lá Chả Tôm ( bột gạo bọc trong lá, thường là lá chuối, nấu
hấp hơi thành bánh mềm, phần trên mặt trộn thịt, tôm, trứng, ăn riêng
với chả tôm kiểu Huế), Bánh Hỏi Thịt Quay , Bánh Lá ( xôi bọc lá ) …
Bún Thịt Nướng, Bún Bò Giò Heo rất được du khách mến chuộng. Và lẽ
dĩ nhiên là gần 50 món chè – sweet soup Huế, đơn giản hay
phức tạp, trong số này dân Huế hảnh diện nhất là: chè khoai tía –
purple yam, taro sweet soup, chè long nhãn bọc hạt sen – longan
wrapped in lotus seed sweet soup , chè xôi trôi nước nhân tôm thịt –
floating sticky rice with shrimp sweet soup, chè đậu ván bột lọc –
fava bean and rice pastry sweet soup. Vài món Huế ăn chơi vào khỏang
3- 4 giờ chiều ,không vào bửa ăn chính, còn dành riêng cho dân Việt ăn
uống sành sỏi .Theo Bùi Minh Đức ( tuyễn Tập nhớ Huế số 17- 2006 ) ăn
lúc lỡ bữa này là ăn trái mít chín cây- trái mít lỗn cồi, hay ăn trái
mít dú trong lu gạo , hột mít luộc để trên rá tre “ nóng hổi hổi vừa thổi vừa ăn”,
món vả ( gốc Chiêm Thành ? ) trộn, được luộc trước, cắt lát mỏng như
giấy, sau khi đã gọt vỏ ngòai, ăn cùng mè rang thơm phức, xúc với bánh
tráng . Cũng phải có răm mới thành món mít trộn và để làm dáng cho đẹp
mắt, rắc một ít tôm chấy màu đỏ hồng lên mặt cho có cảm tưởng vừa ăn
bằng miếng, vừa ăn bằng mắt, đôi khi gặp miếng tóp mỡ sần sật vừa thơm,
vừa béo, vừa dòn. Món Hến xào xúc bánh tráng khắc hẳn. Hến luộc xong,
lấy ra khỏi vỏ từng con, rất cônng phu. Vắt khô rồi xào với ớt , với
những lát thơm ( dứa ) vắt khô ráo rồi trộn với mè. Hến xào của Huế
ngon là nhờ cái mùi bất hủ của hến Cồn Hến – Huế . Ngày nay trên thế
giới có sẳn khắp nơi, hến Trung Quốc trong hộp, mùi không ngon bằng
hến xúc dưới lòng hói, lòng sông xứ Huế. Cồn Hến đã bỏ Huế ra đi từ
hồi nào không hay và cồn Hến nay thật sự không còn bao nhiêu hến .
Món ốc luộc có nhiều thứ ốc từ ốc gạo nhỏ lăn tăn như hột bắp đến
thứ ốc bưu lớn hình. Ăn ốc cần phải có “ Cái Khươi” một đầu
nhọn, một đầu có mày, thường là gai buởi, gai chanh. Có người trữ sẳn
kim băng để móc thịt ốc, ăn xong lại ghim vào áo như cũ . Ăn khoai luộc
chấm muối mè rang, thì thật là không có gì hơn. Về mùa hè, thường có
các gánh bắp” nếp “ Cồn Hến gánh qua đò Gia Hội đi bán dọc đường. Bắp
nướng bằng lửa than thì khỏi chê. 4 món ăn chơi cuối cùng, ăn bữa
lợ cũng được mà ăn bữa chính cũng xong: gà bóp Huế ăn đúng điệu là với
rau răm Huế chính cống , bổ túc với món cháo gà ăn với xôi nếp, nấu
dẽo dẽo chứ đừng qúa khô mất ngon ; cháo vịt , phải dùng dao thật bén
chặt khéo tay cho xương khỏi vụn . Thịt vịt có cả da, cả thịt, cắt
thành lát, chấm nước mắm gừng, có tí ớt-tí đường-tí tỏi ; món “Xôi thịt
xáo” , nay ít ai ăn. Chung quy là thịt bò thật mềm, cắt lát nhỏ, bóp
tiêu hành nước mắm, nhiều sả xắt nhỏ, đem ướp nữa ngày, rồi xào nhẹ
lúc gần ăn. Các tiệm ăn Huế du khách thích thú ngày nay là Huế Serene
Restaurant, Les Jardins de La Carambole, Family Home Restaurant , DMZ
bar và Ninás Cafe … và 20 tiệm ăn khác được xem là có nhiều món ăn
ngon hợp khẩu ngọai quốc , trong số 32 tiệm quốc tế duyệt xét đầu năm
2014.
Mạng lưới giao thông hòan chỉnh hơn đã giúp du lịch Thừa Thiên – Huế tiến mau hơn nhiều. Theo Võ văn Tùng ( Nhớ Huế – 2006 ) Hầm Hải Vân khởi
công xây cất thật sự tháng 4 năm 2001, đã khánh thành ngày 5 tháng
6 năm 2005 , cắt ngắn thời gia di chuyễn hai vùng Huế – Đà Nẳng, thay
vì phải chờ đợi nhiều thời gian trên đèo, chỉ cần 8 phút là xe đã qua
khỏi đường hầm, quẹo trái về phía bải biễn Nam Ô, theo một đại lộ
mới xây sát bờ biển, chẳng mấy chốc hành khách đã có mặt trên con
đường chính thành phố Đà Nẳng là thành phố tấp nập lớn nhất miền
Trung. Hầm xuyên đèo Hải Vân là một trong 30 hầm hiện đại nhất thế
giới, công trình phi thường của 1200 kỹ sư, chuyên gia , công nhân
trong và ngòai nước , phí tổng là 150 triệu đô la Mỹ USD thời đó .
Chiều dài tổng cọng 12 km, ngắn hơn đường đèo 9km. Hầm chính thực sự
dài 6280m, rộng 11.9m cao 7.5 m. Hầm Hải Vân có 2 hệ thống : hầm phục
vụ giao thông và hầm thóat hiểm nhỏ hơn chạy song song, cách hầm chính
30m . Ngoài ra còn có 15 đường hầm ngang, nối hầm chính và hầm thóat
hiểm đề phòng khi tai nạn làm tắc nghẽn lưu thông.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km , cách Sài Gòn – TP HCM 1051 km và TP Đà Nẳng 85 km. Về đường bộ
trên hết là Quốc lộ 1A, chạy dài Nam Bắc ngang qua các huyện Phú Lộc,
Hương Thủy, TP Huế, Hương Trà , Phong Điền. Các đường cần bảo trì và
cải thiện liên tục là tuyến đường 68 , song song trục chánh 1A, chạy
dọc ven biển từ Phó Hội ( Cửa Việt- Quảng Trị ), cảng Thuận An ( có cầu
Trừờng Hà ? bắt ngang Phá Tam Giang mênh mông, hai bên nay là những
vũng nuôi tôm ) đến Vĩnh Mỹ( gần cửa Tư Hiền ) và khúc đọan quốc lộ
14 xuyên suốt huyện A Lưới, từ đèo A Krong ( Quảng Trị ) đến Thạnh Mỹ
( Giằng, Quảng Nam ) ngang qua A Lưới, A Sao ( A Sầu ), A Đót Thừa
Thiên. Đáng chú trọng là đường ngang số 49, nối Huế với miền núi phía
Tây qua các vùng lăng tẩm, đến Tà Lương rồi Mạ Ơi, trước khi gặp
quốc lộ 14 gần A Lưới. Huế và Đà Nẳng là những nơi xe lữa Hà Nội-
Sài Gòn ngừng chân có nhà ga khang trang , xinh xắn.
Mạng lưới đường sông phát triễn kém hơn, chỉ
bó hẹp trong phạm vi tỉnh, vì sông ngòi ngắn, dốc. Năm 2000, tỉnh có
202 thuyền máy chở hàng, 5 ca nô 200 ghế và 278 thuyền chở khách. Nên
tân tiến hóa thêm các chuyến tàu đò du lịch trên dòng sông Hương, có
thể dạo khắp kinh thành, ngược dòng sông đến rừng thông lăng Thiên Thọ –
Gia Long hay xuôi dòng qua chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng
về tới Thuận An, đạt mức độ các sông đào hay không Âu Châu, nhất là
sông đào Thành Phố Venice – Venise ra đến biển Đông, đến cảng biển
Thuận An, đã xây dựng xong, rôi xuôi dòng về Nam dọc theo biển ngòai
Phá Tam Giang đến cảng biển Chân Mây , không biết nay đã hòan tất
chưa. Hy vọng Chân Mây trong tương lai không những là một cảng chuyễn
vận hàng hóa mà là một du cảng quốc nội và quốc tế, gần bải biễn đẹp
Cảnh Dương cát mịn dài đến 8 km, rộng 200m, bải biển Lăng Cô dài tới
10 km cạnh tuyến đường xuyên Việt ,Hành Lang Xanh du lịch sinh thái dãy
núi Bạch Mã, Đảo Sơn Chà( Sơn Trà ? ), đèo Hải Vân, Mũi Chân Mây, bán
đảo Sơn Trà- Đà Nẳng …
Phi trường quốc tế Phú Bài cũng là phi trường quốc nội
hành khách đông nhất, cách TP Huế 15 km về phía Nam, xếp hàng thứ tư
các phi trường Việt Nam. Chánh quyền đã chấp thuận nâng cấp Phú Bài lên
thành phi trường quốc tế, có nhiều chuyến bay liên lạc đến một số nước Á
Đông.
Lễ Hội Festival Huế
Nhờ các cải tiến hạ tầng cơ sở mà nay Huế đã tổ chức được Lễ Hội Huế- Festival thứ 8,
bắt đầu ngày 12 tháng 4- 2014 và chấm dứt ngày 20 tháng 4 – 2014,
có 26 ban văn nghệ của 23 quốc gia tham dự, trình diễn gia tài văn
hóa du lịch, nghệ thuật liên quan tới văn hóa lịch sử luôn cả văn hóa
chánh trị nước nhà và các nước nữa . Thay vì chỉ có các lễ hội dân
gian: lễ hội Điện Hòn Chén hai lần một năm ( Xuân Tế tháng 2 và Thu Tế
tháng7 ), lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ vào ngày 12 tháng giêng âm
lịch hàng năm … Năm 2014 cũng trùng với kỷ niệm các sự nghiệp công
trình xây dựng Huế như kỷ niêm 210 Năm ( 1804- 2014 ) tên gọi nước
nhà là Việt Nam, 115 năm cầu Trường Tiền và Chợ Đông Ba ( 1899 –
1014 ), 120 năm Bệnh Viện Huế ( nay là Bệnh viện Trung Ương) … Ngòai
trình diễn áo dài, Festival Huế thứ 8 ( nghĩa là đã 16 năm nay, 2 năm
một lần ) còn tổ chức hai lễ hội dân gian- folk festivals, chẳng hạn như “ Hương Xưa Làng Cổ” ở làng cổ Phước Tích, huyện Hương Đìền, “Chợ Quê Ngày Hội” ở làng cầu ngói – roofed tile bridge ThanhTòan, thị trấn Hương Thủy.
Các khu công nghiệp Phú Bài , Chân Mây
Công nghiệp Thừa Thiên-Huế cũng đã lợi dụng địa lý và tài nguyên phát
triễn theo nhịp độ mau lẹ. Tỉ trọng đã tăng nhanh từ 19. 7 % năm 1990
lên đến 30. 5 % năm 1999 . Các công nghiệp chủ yếu là : – thực phẩm
và đồ uống : bia ( nhà máy Bia Hue Brewery Ltd có nhãn hiệu riêng Huế
dễ công nhận, khởi sự đầu tư năm 1990, đã có dung lượng 100 triệu
lít/năm năm 2007 ), nước giải khát, thủy hải sản đông lạnh , nước mắm,
chế biến các nông sản cây trái xứ Huế như quýt Hương Cần, mít, nhãn hột
tiêu Huế , khế , cam Canh Nông Nguyệt Biều, hột sen hồ Tĩnh Tâm hay
quanh các hào ngọai Thành …- công nghiệp dệt may: vải sợi , quần áo
may sẳn, trang phục bằng da và giả da … -công nghiệp vật liệu xây dựng
như các lọai ngói , vôi , tập trung chủ yếu vào hai xí nghiệp xi măng
LongThọ và công ty xi măngLUKSVASI …- công nghiệp khai khóang, khai
thác đá , đát sét, cao lanh và một số quặng kim lọai và sau năm 2005 là
suối nước khóang Mỹ An mới khám phá năm 2003. – tiểu công nghệ thuật
như may áo dài- vietnamese long dress ,chằm nón lá – conical hat bài
thơ hay không, đồ gốm ( gốm hoa lam Huế thóat thai từ gốm hoa lam thời
Lê – Mạc, thế kỷ thứ 15- 17, có nghệ thuật hội họa Huế riêng Huế hòa
tấu ), bàn ghế tủ giường, chạm khắc gỗ, giấy mã, giấy nghệ thuật ….
Phát triễn Công viên Công Nghệ Phú Bài và khu Công nghệ Chân Mây
là tương lai kinh tế xã hội Huế. Công viên công nghệ Phú Bài ở làng
Hương Thủy, cạnh quốc lộ 1A , phi trường quốc tế Phú Bài, đường xe lữa
Thống Nhất ( Nam- Bắc), đã được thiết lập năm 1998. Diện tích 515 ha,
phát triễn hạ tầng cơ sở theo 4 giai đọan; nay đã xong giai đọan 4,
thu hút 40 dự án công nghệ ngọai quốc đầu tư ( Hoa Kỳ, Đan Mạch ,
Bulgary, Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc … ) , được xem là 1 trong 5 khu công
nghệ đẹp nhất nước . Khu Chân Mây sẽ phát triễn ở thị trấn Chân Mây và
cảng biển sâu Chân Mây, nay tàu trên 30 000 tấn đã cập bến được,
ngòai các công nghệ truyền thống sẽ cố gắng chuyễn qua công nghệ cao
kỹ, chế tạo, sửa chửa cơ khí, đóng tàu thuyền , sản phẩm phần mềm điện
tử… cố tiến tới thành một trung tâm hoạt động các tin tức – báo chí –
thông tin- truyền thông quốc tế, đảm trách hệ thống doanh vụ – dịch
vụ, du lịch, tài chánh, bưu điện , viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, y
tế, giáo dục …
Cuối cùng, Huế muốn biến Viện đại học đa năng hiện tại thành
một viện đại học tầm vóc quốc tế, không chỉ riêng cho miền Trung như
trước đây, tạo dựng một trung tâm khảo cứu khoa học công nghệ đời sống
mới, tính chất và dung lượng văn minh cao cấp.
( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 3 tháng 8 năm 2014 )
Nếu sưu tập thêm ảnh cho bài viết này thì thật thú vị.
ReplyDeleteHiện nay song song với cầu Bạch Hổ dành cho xe lửa , còn xây dựng thêm một cầu mới gọi là cầu Dã Viên nối đường Huyền Trân công chúa ở hữu ngạn sông Hương với quốc lộ 1 ở phía tả ngạn sông Hương.
ReplyDeleteCầu rộng rãi, kiến trúc đẹp có những điểm dừng chân ngắm cảnh thật thú vị. Quang cảnh bờ vùng hữu ngạn, đường lên Phường Đúc đẹp nhiều hơn nhờ những thay đổi này.
ampe kim gia re
ReplyDeletecamera nhiệt hong ngoai
cam bien
Flir Việt Nam
Fluke Viet Nam
Hioki Viet Nam
huong dan su dung
Kyoritsu