“Sẽ giảm được 2/3 “tiến sĩ giấy”, nếu…”
Cô nghĩ VN mình còn thiếu TS lắm hay sao mà phải có thêm một ông TS Phạm Xuân Nguyên?
“Tôi tin chắc rằng chỉ cần siết chặt tiêu chuẩn ngoại ngữ là đã có thể giúp giảm bớt ít nhất 2/3 số tiến sĩ “giấy” hiện nay, ít ra là trong lĩnh vực tôi đang làm…”, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên.
Làm tiến sĩ (TS) ở mình dễ thế mà sao đến giờ nhà bác vẫn chưa làm?
Phạm Xuân Nguyên (PXN): À thì chắc là vì tôi... ham chơi, và cũng thấy việc đó ở mình không nhất thiết…
Chả phải bác thừa sức sao: đường đường là một nhà phê bình có tên ở Viện Văn học + thâm niên công tác + ngoại ngữ đầy mình…?
Không ngoại trừ, nếu quy định làm nghiêm, yêu cầu ai công tác ở Viện nghiên cứu cũng đều phải là TS (hay ít nhất là thạc sĩ) thì ông Nguyên cũng sẽ phải làm thôi…
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên |
Phạm Xuân Nguyên (PXN): À thì chắc là vì tôi... ham chơi, và cũng thấy việc đó ở mình không nhất thiết…
Chả phải bác thừa sức sao: đường đường là một nhà phê bình có tên ở Viện Văn học + thâm niên công tác + ngoại ngữ đầy mình…?
Không ngoại trừ, nếu quy định làm nghiêm, yêu cầu ai công tác ở Viện nghiên cứu cũng đều phải là TS (hay ít nhất là thạc sĩ) thì ông Nguyên cũng sẽ phải làm thôi…
Bác thật là…, chẳng thức thời gì cả! Nghe cụm từ GS TS Phạm Xuân Nguyên có phải là oách hơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên không?
Cô nghĩ VN mình còn thiếu TS lắm hay sao mà phải có thêm một ông TS Phạm Xuân Nguyên?
Không thiếu mà thấy bảo có hẳn một đề án cấp Bộ đề xuất: Từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu đào tạo được thêm ít nhất 20.000 TS, vì hiện nay mới chỉ có…15.000 TS?
Cô nghĩ VN mình còn thiếu TS lắm hay sao mà phải có thêm một ông TS Phạm Xuân Nguyên?
Không thiếu mà thấy bảo có hẳn một đề án cấp Bộ đề xuất: Từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu đào tạo được thêm ít nhất 20.000 TS, vì hiện nay mới chỉ có…15.000 TS?
Mà đấy là còn chưa siết chặt tiêu chuẩn ngoại ngữ - như mới đây vừa bàn thảo. Chứ nếu làm được, và làm cho nghiêm (thực ra có khó gì), thì tôi tin chắc sẽ còn giảm được ít nhất 2/3 số TS “giấy” hiện nay, ít ra là trong lĩnh vực tôi đang làm…
Chả thêm lại còn bớt, nhà bác không khéo lại “trâu buộc ghét trâu ăn” rồi! Làm sao mà phải giảm, chả phải VN đang đường đường giữ chức "vô địch" Đông Nam Á về số lượng GS TS đấy sao!
Một chỉ số không giúp chúng ta cao lên mà chỉ là tự hạ thấp mình, hạ thấp khoa học và giá trị của các học hàm học vị! Vì làm sao có thể hy vọng có được “tầm quốc tế” ở đây khi trình độ ngoại ngữ của phần lớn những người được phong học hàm học vị danh giá kia hầu hết còn chưa đến mức “sạch nước cản”. Không đọc thông viết thạo, hay ít nhất là đọc hiểu những tài liệu chuyên môn, ít ra là bằng tiếng Anh, thì làm sao biết được quốc tế người ta đã dịch chuyển đến đâu, và mình đang ở chỗ nào. Thế thì thử hỏi, nghiên cứu cái nỗi gì mới được!
Hay bác lấy luôn cái này mà làm đề tài luận án TS: “Vì sao không cần biết ngoại ngữ cũng có thể làm luận án TS ở VN?”, đảm bảo không đụng hàng nhé! Chứ luận án TS ở ta, nghe nói suốt ngày đụng hàng côm cốp!
Dại gì không đụng! Vì nếu như ở nước ngoài, TS chỉ là bước khởi đầu cho thấy anh có khả năng làm nghiên cứu khoa học một cách độc lập, thì ở ta, TS lại được coi là bước kết thúc. Dù để giảm thiểu chuyện này, nào có khó gì! Bộ GDĐT chỉ cần làm một việc đơn giản là lập dữ liệu về nó trên máy tính, như cách người ta quản lý CMT, đảm bảo, anh nào đụng hàng là ra ngay.
Nhân bàn chuyện ngoại ngữ, em kể bác nghe một câu chuyện có thật về một bác sếp hồi đương chức nổi tiếng vì “thương hiệu” “TS La – xít” nhé...
La - xít là gì? Một dạng … phát xít à?
Không ạ, phát xít thì đã là dễ hiểu! Chả là hôm ấy, cơ quan bác này tổ chức một sự kiện tại khách sạn Lake side, chỗ hồ Giảng Võ ấy. Giữa cuộc họp, bác ấy hùng hồn nói: “Khách sạn La - xít”, làm quan khách được phen luận mãi mới ra, đến khổ! Thế là "thương hiệu" "TS La - xít" ra đời từ đó. Mà hẳn hoi là TS đào tạo ở Nga về nhé!
Ô hay, ở Nga về thì làm sao biết được tiếng... Anh? Và thế thì mới là dân “Nga học” xịn nhé: viết sao đọc vậy!
Ôi! Ra là bọn em nhầm à?
Bài: Thư Quỳnh
Một chỉ số không giúp chúng ta cao lên mà chỉ là tự hạ thấp mình, hạ thấp khoa học và giá trị của các học hàm học vị! Vì làm sao có thể hy vọng có được “tầm quốc tế” ở đây khi trình độ ngoại ngữ của phần lớn những người được phong học hàm học vị danh giá kia hầu hết còn chưa đến mức “sạch nước cản”. Không đọc thông viết thạo, hay ít nhất là đọc hiểu những tài liệu chuyên môn, ít ra là bằng tiếng Anh, thì làm sao biết được quốc tế người ta đã dịch chuyển đến đâu, và mình đang ở chỗ nào. Thế thì thử hỏi, nghiên cứu cái nỗi gì mới được!
Hay bác lấy luôn cái này mà làm đề tài luận án TS: “Vì sao không cần biết ngoại ngữ cũng có thể làm luận án TS ở VN?”, đảm bảo không đụng hàng nhé! Chứ luận án TS ở ta, nghe nói suốt ngày đụng hàng côm cốp!
Dại gì không đụng! Vì nếu như ở nước ngoài, TS chỉ là bước khởi đầu cho thấy anh có khả năng làm nghiên cứu khoa học một cách độc lập, thì ở ta, TS lại được coi là bước kết thúc. Dù để giảm thiểu chuyện này, nào có khó gì! Bộ GDĐT chỉ cần làm một việc đơn giản là lập dữ liệu về nó trên máy tính, như cách người ta quản lý CMT, đảm bảo, anh nào đụng hàng là ra ngay.
Nhân bàn chuyện ngoại ngữ, em kể bác nghe một câu chuyện có thật về một bác sếp hồi đương chức nổi tiếng vì “thương hiệu” “TS La – xít” nhé...
La - xít là gì? Một dạng … phát xít à?
Không ạ, phát xít thì đã là dễ hiểu! Chả là hôm ấy, cơ quan bác này tổ chức một sự kiện tại khách sạn Lake side, chỗ hồ Giảng Võ ấy. Giữa cuộc họp, bác ấy hùng hồn nói: “Khách sạn La - xít”, làm quan khách được phen luận mãi mới ra, đến khổ! Thế là "thương hiệu" "TS La - xít" ra đời từ đó. Mà hẳn hoi là TS đào tạo ở Nga về nhé!
Ô hay, ở Nga về thì làm sao biết được tiếng... Anh? Và thế thì mới là dân “Nga học” xịn nhé: viết sao đọc vậy!
Ôi! Ra là bọn em nhầm à?
Bài: Thư Quỳnh
Nguồn: Đẹp Online
Ảnh: Internet
Việc học ngoại ngữ như leo cột mỡ. Học mà không hành thì làm sao tiến bộ?Học mà không được giao tiếp, học mà sách vở không có để đọc.
ReplyDeleteĐặt yêu cầu ngoại ngữ nghe rầm rộ chứ thực chất là tạo điều kiện cho thầy cô ngoại ngữ tăng thu nhập mà thôi!
Nhiều học viên thạc sĩ suốt 2 năm học chỉ lo đánh đố với bằng ngoại ngữ nên chẳng còn thì giờ tập trung nghiên cứu luận văn cho ra môn ra khoai.
Nhiều học viên khác đã bảo vệ xong nhưng chưa trả nợ được ngoại ngữ coi như chưa có bằng.
Tóm lại, hiện tại môn ngoại ngữ là môn quyết định chất lượng của bằng thạc sĩ.
Cho dù có thi được bằng ngoại ngữ ấy xong thì học viên ấy cũng chẳng có khả năng và cũng không có điều kiện để đọc chuyên môncủa mình. Đó là cái vòng lẩn quẩn.