Sunday, November 10, 2013

Nguyễn Thanh Đức - VĂN MINH VĂN HÓA LẠC HỒNG TRÊN THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG


Nguyễn Thanh Đức, November 6, 2013

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

    
Từ 3000 năm trước, Thạp Đồng Đào Thịnh và Trống Đồng Ngọc Lũ đã lưu truyền Nếp sống, Niềm tin, Học thuyết Việt. Tên Việt, tên Lạc, gọi Mẹ, gọi Cha… La bàn vượt biển


 


 
VĂN MINH VĂN HÓA LẠC HỒNG TRÊN THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG


DẪN NHẬP


1. Từ đầu Thời Hùng, từ năm 2879 ttl, Việt Lạc đã kiện toàn một nếp sống đem lại thịnh vượng, thanh bình, hạnh phúc.

Nền Văn hóa nầy không chỉ phổ biến rộng rãi trong toàn dân, mà còn được lưu truyền qua hàng trăm đời. Ngoài nếp sống từng ngày, thuần phong mỹ tục, các định chế, tục ngữ ca dao, Tổ Tiên Việt còn lưu truyền những Truyền kỳ, và những học thuyết cao siêu.

Ròng rã trong suốt mấy ngàn năm qua, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng còn để lại biết bao sản nghiệp, di vật, tài liệu và tác phẩm quý giá ở mọi phương diện.

Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, mọi di vật mang dấu tích của nền văn minh và Văn hóa Lạc Hồng, đều bị người Trung Hoa tìm mọi cách cướp đoạt, hủy hoại hoặc xuyên tạc. Vì vậy, ngoài những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, chúng ta còn rất ít di vật của Tổ Tiên.

2. Thế nhưng, gần đây đã phát hiện dưới lòng đất một số di tích bằng đồng từ hơn 3000 năm trước, đặc biệt những Thạp và Trống đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ.

Thạp và trống Đông Sơn không chỉ đặc biệt ở hợp chất, ở tiếng vang, mà còn độc đáo ở hình dạng và ở cách trang trí.

Tuyệt diệu hơn nữa, qua các hoa văn, qua cách trang trí và hình dạng độc đáo của Thạp và Trống Đông Sơn, Tổ Tiên ta đã mã hóa toàn bộ những ý niệm và học thuyết đã khởi phát từ trước thời Đế Nghiêu, 2196 ttl, cách đây hơn 4200 năm.

Nhờ đó, ngày nay, sau hơn 3000 năm, chúng ta còn có những Thạp và Trống chất chứa những bảo chứng của Học thuyết Việt cổ đại, hoàn thiện trước cả sự thành hình của Tộc Hoa. [Tộc Hoa thành hình vào những năm trước 1046 ttl].

3. Về phương diện văn minh và Văn hóa, hoa văn trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ chính là những hình vẽ nguồn gốc của những chữ Thượng, Lạc, Việt, Hùng, Mẹ Cha, Bà Ông, và cảnh trí sinh hoạt đương thời.

Những chữ Thượng, Lạc, Việt, lại là lịch sử, lý lịch, và là niềm hãnh diện của Tổ Tiên trao truyền cho con cháu. Những chữ Hùng, Mẹ Cha, Bà Ông lưu truyền lòng kính quý và niềm tin mấy ngàn năm của Dòng Tộc. Cảnh trí sinh hoạt lưu truyền nếp sống gia đình và cộng đoàn đương thời

Điều kỳ diệu là tất cả mọi chữ nầy cũng đều đúng phương vị và sánh đôi trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ. Tất cả đều được trình bày tương ứng trên Thạp và Trống, không chỉ ở vị trí, mà còn về nội dung, đặc tính, và trương độ.

4. Nhờ đó, qua Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, chúng ta gặp lại tinh hoa của dân Việt Lạc Sông Hồng, không chỉ ở phương diện kỹ thuật đồ đồng, mà còn là nền văn minh, văn hóa và học thuyết của Tổ Tiên ở thời trước đây hơn 3000 năm.*1


Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Thạp Đào Thịnh

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Trống Ngọc Lũ


o O o


1. CHỮ VIỆT TRÊN THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG


1.1 Hình Vẽ thành Nét Chữ.

Chữ viết vùng Á Đông Xưa căn cứ trên loại chữ tượng hình. Người xưa dùng hình vẽ để liên lạc và ghi nhớ. Qua thời gian, hình vẽ được đơn giản hóa thành những đường nét chính, rồi trở thành chữ viết. Vì nét chữ chỉ giữ lại những đường chính của hình vẽ, nên hình vẽ nguyên thủy đã chứa đựng nội dung đầy đủ hơn nét chữ.

Vì vậy, qua loại hình vẽ thành chữ viết, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng đã dùng hoa văn, hình dạng, và cách trang trí đặc biệt, để biến Trống và Thạp đồng Đông Sơn thành kho báu cất giấu toàn bộ học thuyết siêu việt của Lạc Hồng đương thời.

Sau đây là một số hình vẽ đã trở thành nét chữ, được ghi nhận trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ.

1.2 Nhà Sàn Mái Cong chữ THƯỢNG 常.

a. Theo khảo cổ.

Theo di tích khảo cổ, từ nhiều ngàn năm trước, nhà sàn mái cong là đặc điểm của vùng Việt Thượng Sông Hồng.

Hình vẽ những ngôi nhà đặc biệt nầy đã là biểu hiệu của vùng.

Sau một thời gian, hình vẽ trở thành đơn giản hơn, rồi các đường nét trở thành chữ Thượng 常.*2

b. Hình trên Mặt Trống.

Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, có những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng 常. [hình 1.2]

Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .

Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .

Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .

Ba chân của sàn nhà là nét .*3

1.3 Cung Trống chữ LẠC 貉.

a. Biệt tài Việt Lạc.

Người Tộc Việt, phát xuất từ vùng Hồ Đồng Đình, đã nổi tiếng với biệt tài điều khiển ghe thuyền trên sông biển.

Nhánh Việt Lạc thêm nổi tiếng với biệt tài bắn cung nỏ. Sử còn ghi dân Việt Lạc xử dụng cung nỏ thiện nghệ đến nỗi bắn tên vào búi tóc của nhau để truyền tin. Tài bắn nỏ đã trở thành truyền thuyết nỏ thần, một phát giết vạn quân giặc.

Ngoài ra, trống đồng Lạc Hồng cũng tiêu biểu cho nền văn minh đồ đồng đã khởi phát từ năm 2000 ttl.

b. Hình tiêu biểu.

Vì vậy, hình vẽ tiêu biểu cho dân Việt Lạc, thời bấy giờ, là điều khiển thuyền, bắn cung và trống đồng. Các nét chính biến thành chữ Lạc 貉.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới


Hình trên tang Trống Ngọc Lũ. [hình 1.3].

Chữ Lạc 貉 gồm:

Nétlà người lái thuyền với mái chèo, trang sức trên đầu người và trên đầu mái chèo.

Hình vẽ người cầm cây cung trở thành nét , với nét là cây cung.

Nét là hình trống đồng dưới bục.*4

Điểm kỳ lạ là trong mọi hình thuyền cùng loại, trống đồng luôn nằm dưới bục của người bắn cung, chứ không được xử dụng.

Như vậy, Tổ Tiên chỉ muốn ghi lại bố cục hình dạng chữ Lạc 貉.................

(Xin truy cập tiếp bài viết qua đường link dưới đây:)

http://vietcatholic.net/Media/LacHongTrongDong.pdf

No comments:

Post a Comment