Chủ nhật 17/02/2013 09:05
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người
Mỹ gốc Việt hàng đầu thế giới, xa đất nước đã lâu nhưng sâu thẳm trong
ông vẫn là một tâm hồn Việt rất đỗi dung dị...
Giai điệu bí ẩn
Hai năm gần đây, các nhà khoa học và người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, liên tiếp đón nhận những tin vui, mang lại niềm tự hào cho Tổ quốc: GS Ngô Bảo Châu được Hiệp hội Toán học thế giới tặng Huy chương Fields (2010), GS Hoàng Tụy được Hiệp hội quốc tế Tối ưu toàn cục tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory (2011), GS Trần Thanh Vân được Viện Vật lý Mỹ tặng Huy chương Tate (2012), và mới đây nhất, GS Trịnh Xuân Thuận được Học viện Pháp quốc tặng Giải thưởng thế giới Cino del Duca (2012).
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học
người Mỹ gốc Việt. Ông sinh 1948 tại Hà Nội. Ông còn là một nhà văn, đã
viết nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ
của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Nhiều người ca ngợi
ông là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho
môi trường và hòa bình.
Ông đã học tại Trường Yersin (Lycée Yersin) tại Đà Lạt (địa điểm nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), và Trường Jean Jacques Rousseau tại Sài Gòn (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn).
Năm 1966, sau khi đỗ tú tài, ông rời Sài Gòn đi du học Thụy Sĩ, và sau đó được nhận một học bổng du học tại Hoa Kỳ. Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia.
Các tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt và được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới: Giai điệu bí ẩn, Và con người đã tạo ra vũ trụ, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến Giác ngộ), Lượng tử và hoa sen, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Cuộc trò chuyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier.
Ngôi làng thời thơ ấu bên kia sông Đuống
Quê hương là mặt đất, đó chính là cảm tưởng của vị Giáo sư nổi tiếng này khi được hỏi về quê hương. Sống ở Mỹ từ năm 19 tuổi nhưng dường như trong ông giữa khoa học và triết lý nhà Phật đã trở nên hài hòa và đẹp đẽ như thi ca.
Ông chia sẻ: "Tôi luôn cảm thấy hài hòa một cách tự nhiên với vũ trụ, nên không bao giờ cảm thấy cô đơn. Vả lại tôi luôn có những người thân yêu ở bên cạnh nâng đỡ, động viên. Cha tôi giờ đã mất, nhưng ông là một tấm gương lớn cho tôi về tinh thần học hỏi không ngừng. Ông luôn khuyến khích tôi trên con đường khoa học, dạy tôi trước tiên phải trở thành người lương thiện, biết thương người khác.
Tôi may mắn có người vợ hết lòng, cô ấy cũng dạy học như tôi, nhưng biết lo lắng chuyện nhà chuyện cửa để tôi yên tâm nghiên cứu. Tình yêu của vợ tôi cho tôi năng lượng và ý chí để tôi có thể tiến hành mạnh mẽ hơn trong việc khảo cứu và viết sách. Như ca dao Việt Nam đã nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Ngoài công việc ra, tôi còn có nhiều điều để chia sẻ với vợ tôi, thí dụ như đi du lịch, ăn các món thuần túy Việt Nam trong một mái ấm gia đình.
Trong gia đình lớn của tôi, sự gắn bó từ đời này sang đời khác rất được coi trọng, gìn giữ. Dòng họ nhà tôi nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Học hỏi, khảo cứu và giúp người là truyền thống quý báu nhất của dòng họ. Tôi viết sách, dạy học, khảo cứu cũng là để tiếp nối truyền thống đó.
Trong chuyến trở về Việt Nam cùng phái đoàn của Tổng thống Pháp Mitterrand năm 1993, đến Văn Miếu ở Hà Nội, tôi rất hãnh diện khi thấy ông tổ của mình cũng có tên trong đó. Lúc đó, mức sống ở miền Bắc còn quá thấp so với miền Nam, nhiều chỗ không có điện nước. Năm 2004, trở lại ngôi làng thời ấu thơ bên kia sông Đuống, thăm lại mồ mả cha ông, tôi vô cùng xúc động khi thấy tất cả sức lực của đất nước được dồn cho xây dựng, mức sống của người dân quê tôi đã được nâng lên đáng kể…Tất cả những điều đó níu giữ mình, giúp mình cảm thấy không cô đơn, thấy có trách nhiệm hơn với cuộc đời và xã hội".
Chúng ta phụ thuộc vào nhau
Một cái nhìn rất đằm sâu về con người, ông cho rằng - điều cụ thể nhất mà mỗi gia đình có thể làm được là các bậc cha mẹ hãy giáo dục cho con cái mình đừng nên chạy theo vật chất, biết nghĩ nhiều hơn cho người khác thì cuộc sống của mình sẽ ý nghĩa hơn. Chính vì thế phải có tôn giáo. Đạo Phật dạy tiền bạc, vật chất là ảo hết, tình thương yêu, giúp đỡ người khác mới là sự thật, đó mới là sức mạnh của con người.
Trong cuộc gặp gỡ các nhà vật lý thế
giới tại Gặp gỡ Việt Nam lần bảy, chỉ trong một chuyến đi ngắn, GS Trịnh
Xuân Thuận đã làm một "tour" khắp các trường đại học từ Bắc chí Nam để
khơi dậy tình yêu khoa học, tình yêu với môn vật lý thiên văn. Cách trò
chuyện thu hút, luôn kèm theo hình ảnh đầy lý thú về thế giới vô tận của
thiên hà, ông đã thực sự gieo vào lòng giới trẻ những giấc mơ.
Ông chia sẻ: Thế hệ chúng tôi già rồi, nên rất mong có những thế hệ kế tiếp, nhưng hình như các bạn trẻ ngày nay theo đuổi những nghề nghiệp giúp họ kiếm tiền nhanh như kinh doanh, bác sĩ, luật sư… hơn là về khoa học. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là phải truyền đạt tới lớp trẻ tình yêu khoa học. Chính vì vậy mà tôi đẻ ra môn Thiên văn học dành cho các nhà thơ, để dành cho những sinh viên học các môn học khác như kinh tế học, triết học, văn học… Tôi rất thú vị khi thấy các em rất say mê môn học này, và thích thú nhìn lên bầu trời, quan sát các ngôi sao.
Nhìn vào những hình ảnh lung linh tuyệt đẹp của ông về vũ trụ dường như có quá nhiều điều để chiêm nghiệm. Cuộc sống hiện đại với rất nhiều sức ép của nó đã khiến đa số chúng ta mải mê theo đuổi những tham vọng trần tục, chẳng còn thì giờ đâu để suy ngẫm về chính bản thân mình cũng như nguồn gốc của mình.
Và chúng ta nên nhớ rằng con người là báu vật mà tự nhiên đã biết bao khó nhọc mới tạo được ra nhưng cũng rất nhỏ nhoi trong khoảng mênh mông vô tận của vũ trụ. Hãy dành thời gian để suy ngẫm, để sống nhân ái và bao dung với đồng loại để xứng đáng với ân huệ to lớn mà tự nhiên đã ban tặng chúng ta...
Hai năm gần đây, các nhà khoa học và người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, liên tiếp đón nhận những tin vui, mang lại niềm tự hào cho Tổ quốc: GS Ngô Bảo Châu được Hiệp hội Toán học thế giới tặng Huy chương Fields (2010), GS Hoàng Tụy được Hiệp hội quốc tế Tối ưu toàn cục tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory (2011), GS Trần Thanh Vân được Viện Vật lý Mỹ tặng Huy chương Tate (2012), và mới đây nhất, GS Trịnh Xuân Thuận được Học viện Pháp quốc tặng Giải thưởng thế giới Cino del Duca (2012).
GS Trịnh Xuân Thuận |
Ông đã học tại Trường Yersin (Lycée Yersin) tại Đà Lạt (địa điểm nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), và Trường Jean Jacques Rousseau tại Sài Gòn (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn).
Năm 1966, sau khi đỗ tú tài, ông rời Sài Gòn đi du học Thụy Sĩ, và sau đó được nhận một học bổng du học tại Hoa Kỳ. Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia.
Các tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt và được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới: Giai điệu bí ẩn, Và con người đã tạo ra vũ trụ, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến Giác ngộ), Lượng tử và hoa sen, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Cuộc trò chuyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier.
Ngôi làng thời thơ ấu bên kia sông Đuống
Quê hương là mặt đất, đó chính là cảm tưởng của vị Giáo sư nổi tiếng này khi được hỏi về quê hương. Sống ở Mỹ từ năm 19 tuổi nhưng dường như trong ông giữa khoa học và triết lý nhà Phật đã trở nên hài hòa và đẹp đẽ như thi ca.
Ông chia sẻ: "Tôi luôn cảm thấy hài hòa một cách tự nhiên với vũ trụ, nên không bao giờ cảm thấy cô đơn. Vả lại tôi luôn có những người thân yêu ở bên cạnh nâng đỡ, động viên. Cha tôi giờ đã mất, nhưng ông là một tấm gương lớn cho tôi về tinh thần học hỏi không ngừng. Ông luôn khuyến khích tôi trên con đường khoa học, dạy tôi trước tiên phải trở thành người lương thiện, biết thương người khác.
Tôi may mắn có người vợ hết lòng, cô ấy cũng dạy học như tôi, nhưng biết lo lắng chuyện nhà chuyện cửa để tôi yên tâm nghiên cứu. Tình yêu của vợ tôi cho tôi năng lượng và ý chí để tôi có thể tiến hành mạnh mẽ hơn trong việc khảo cứu và viết sách. Như ca dao Việt Nam đã nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Ngoài công việc ra, tôi còn có nhiều điều để chia sẻ với vợ tôi, thí dụ như đi du lịch, ăn các món thuần túy Việt Nam trong một mái ấm gia đình.
Trong gia đình lớn của tôi, sự gắn bó từ đời này sang đời khác rất được coi trọng, gìn giữ. Dòng họ nhà tôi nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Học hỏi, khảo cứu và giúp người là truyền thống quý báu nhất của dòng họ. Tôi viết sách, dạy học, khảo cứu cũng là để tiếp nối truyền thống đó.
Trong chuyến trở về Việt Nam cùng phái đoàn của Tổng thống Pháp Mitterrand năm 1993, đến Văn Miếu ở Hà Nội, tôi rất hãnh diện khi thấy ông tổ của mình cũng có tên trong đó. Lúc đó, mức sống ở miền Bắc còn quá thấp so với miền Nam, nhiều chỗ không có điện nước. Năm 2004, trở lại ngôi làng thời ấu thơ bên kia sông Đuống, thăm lại mồ mả cha ông, tôi vô cùng xúc động khi thấy tất cả sức lực của đất nước được dồn cho xây dựng, mức sống của người dân quê tôi đã được nâng lên đáng kể…Tất cả những điều đó níu giữ mình, giúp mình cảm thấy không cô đơn, thấy có trách nhiệm hơn với cuộc đời và xã hội".
Chúng ta phụ thuộc vào nhau
Một cái nhìn rất đằm sâu về con người, ông cho rằng - điều cụ thể nhất mà mỗi gia đình có thể làm được là các bậc cha mẹ hãy giáo dục cho con cái mình đừng nên chạy theo vật chất, biết nghĩ nhiều hơn cho người khác thì cuộc sống của mình sẽ ý nghĩa hơn. Chính vì thế phải có tôn giáo. Đạo Phật dạy tiền bạc, vật chất là ảo hết, tình thương yêu, giúp đỡ người khác mới là sự thật, đó mới là sức mạnh của con người.
"Quà" của GS Trịnh Xuân Thuận: một "tour" khắp các đại học từ Bắc chí Nam để khơi dậy tình yêu khoa học, tình yêu môn vật lý thiên văn trong giới trẻ. |
Ông chia sẻ: Thế hệ chúng tôi già rồi, nên rất mong có những thế hệ kế tiếp, nhưng hình như các bạn trẻ ngày nay theo đuổi những nghề nghiệp giúp họ kiếm tiền nhanh như kinh doanh, bác sĩ, luật sư… hơn là về khoa học. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là phải truyền đạt tới lớp trẻ tình yêu khoa học. Chính vì vậy mà tôi đẻ ra môn Thiên văn học dành cho các nhà thơ, để dành cho những sinh viên học các môn học khác như kinh tế học, triết học, văn học… Tôi rất thú vị khi thấy các em rất say mê môn học này, và thích thú nhìn lên bầu trời, quan sát các ngôi sao.
Nhìn vào những hình ảnh lung linh tuyệt đẹp của ông về vũ trụ dường như có quá nhiều điều để chiêm nghiệm. Cuộc sống hiện đại với rất nhiều sức ép của nó đã khiến đa số chúng ta mải mê theo đuổi những tham vọng trần tục, chẳng còn thì giờ đâu để suy ngẫm về chính bản thân mình cũng như nguồn gốc của mình.
Và chúng ta nên nhớ rằng con người là báu vật mà tự nhiên đã biết bao khó nhọc mới tạo được ra nhưng cũng rất nhỏ nhoi trong khoảng mênh mông vô tận của vũ trụ. Hãy dành thời gian để suy ngẫm, để sống nhân ái và bao dung với đồng loại để xứng đáng với ân huệ to lớn mà tự nhiên đã ban tặng chúng ta...
No comments:
Post a Comment