Mùa hè nóng nực mà hình như không khí càng bức với các tin người mẫu 1000 đô, 2000 đô, 8000 đô trên mặt báo. Tình hình chưa lắng lại tiếp đến là vụ phao thi. Thế là chuyện mấy anh Tàu Khựa ở Vũng Rô, ở Cam Ranh tàng hình cũng theo đó mà tan biến trong làn sương "mờ dờ" và "giờ dờ".
Có thật thế không? Xuống cấp từ khi nào? Xuống cấp ở đâu? và xuống cấp vì gì?
Hình như cái thói quen đổ lỗi cho người khác nó đã nằm trong thâm căn cốt tủy của con người.
Hãy thực sự nghiêm túc để nhận định tình trạng quay cóp của học sinh xảy ra từ bao giờ? xảy ra ở đâu? Chúng ta có đoan chắc rằng mấy mươi năm trước hoàn toàn không có quay cóp phao thi hay không? Nếu không có, thì ở xứ nào không có? Và từ đó chúng ta hãy đặt vấn đề tại sao xảy ra tình trạng như thế?
Còn nhớ nhiều năm trước trong các kỳ thi Đại học, được ra theo đề chung như bây giờ rồi đến khi ra đề riêng theo các trường..Hỡi những vị giám thị ngày ấy, hãy tự mình nhớ lại và nói một cách trung thực rằng thí sinh thường mang tài liệu là những thí sinh như thế nào? Và những môn thi nào hay gặp thí sinh mang tài liệu?
Sự gian dối lên đến đỉnh điểm khi bộ đề thi với bài giải ra đời. Với lý do giúp đỡ học sinh nghèo miền quê không có điều kiện học hành, có chừng hơn 10 năm sách đề thi được xuất bản đều đặn. Thí sinh chỉ cần gói sách vào bụng, nhớ chừng đề số mấy. Hoặc cũng có thể đã được báo trước đề nằm ở bộ đề nào trong sách, xé ra và chép thế là đậu. Bao nhiêu thí sinh đã đậu oan vào những năm ấy?
Những SV này liệu có đủ tư duy logic và sáng tạo để nắm bắt kiến thức? Hay với những nếp ma mãnh sẵn có để vào đời? Ai chịu trách nhiệm về vấn đề này? Có phải thầy cô giáo hay không?
Chúng ta nghĩ gì một tờ báo giáo dục nhưng lại không đưa ra được nhiều bài phân tích về trọng tâm giáo dục, về những khó khăn và hướng giải quyết trong giáo dục lại chỉ nhăm nhăm những "ngôi sao nữ sinh" với thân hình "bốc lửa"!
Hãy xem cái tít của một bức ảnh trên báo giáo dục:
Hoặc những tiêu đề như:
Xem thế thì chúng ta mới thấy tầm nhìn và trọng tâm của trang báo Giáo dục đặt ra đáng buồn như thế nào!
- Nếu mổ xẻ vấn đề từ các bậc học tiểu học, trung học, đại học rồi sau đại học có cấp học nào không gặp vấn nạn không?
- Ai quyết định chất lượng giáo dục?
- Sứ mạng của giáo dục Việt Nam là gì?
- Vai trò của người thầy đến đâu?
- Vai trò của người lãnh đạo đến đâu?
Và cần phải suy nghĩ rằng: người giữ trọng trách về giáo dục trước hết có phải là một người thầy đúng nghĩa hay không?
Tham khảo:
1.
PGS Trần Xuân Nhĩ: "Gian lận thi cử do đạo đức người thầy xuống cấp"
(GDVN) - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm về gian lận trong thi cử "Gốc rễ của vấn đề gian lận là đạo đức của người thầy giáo. Những con người không đủ tư cách, làm việc thiếu trách nhiệm và không đạt được yêu cầu của một người thầy".
2.
Phụ huynh lo ngại về bài toán lớp 1:Giới phụ huynh ở TP HCM vừa phát giác bài toán cộng trừ 'phản cảm' trong tuyển tập cộng trừ cho học sinh lớp 1 lưu hành lâu nay.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120609_scary_textbook.shtml
8.
TS. Nguyễn Văn Khải: "30 năm trước, Việt Nam đã có nạn đạo văn"
(GDVN) - Xung quanh chuyện Lê Đức Thông bị rút tới 7 bài báo khoa học chỉ trong hai năm, dư luận lo ngại về nạn đạo văn, bôi bẩn tên các nhà khoc học Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khải cho rằng đó là chuyện bình thường, vì nạn đạo văn đã có từ 30 năm trước. Xem tiếp
No comments:
Post a Comment