Wednesday, July 9, 2014

Bùi Thế Trường – CẦN BIẾT ASPARTAME TRONG DIET COKE

http://khoahocnet.com/2014/07/09/bui-the-truong-can-biet-aspartame-trong-diet-coke/
  DIET-COKELời dẫn nhập
Aspartame là một đề tài đang tranh cãi (Aspartame has been the subject of controversy) nhiều nhất. Tôi không lập lại lý do tại sao FDA và European FSA vẫn để cho aspartame còn tồn tại được dùng trong các thực phẩm chế biến. Tôi chú trọng phân tách tánh chất hóa học của vấn đề liên quan đến sức khoẻ ra sao của con người khi dùng đến nó. Đó là mục đích và là lý do của bài nầy, là giúp mọi người biết, để đề phòng nếu muốn.  Chỉ có thế thôi.

Đại cương
Aspartame (APM) là non saccharide sweeter, aspartyl-phenylalanine-L-methyl ester, thuộc dipeptide của amino acids aspartic acid và phenylalanine. Một cách gọi khác: N-(L-αlpha-Aspartyl)-L-phenylalanine, 1-methyl ester; Công thức :C14H18N2O5;  Phân tử gram nặng: 294.301 g/mol.
image001
Aspartame là vị ngọt nhân tạo dựa vào các amino acids là aspartic acid và phenylalnine, dùng trong các thực phẫm và cả nước uống. Đây là một chất được tìm vào năm 1965, và được dùng hiện tại tại Mỹ, Úc, và các nước Âu Á châu. Thế nên một nhóm các nhà khoa học coi nó như là độc chất của thần kinh (neurotoxin).  

Vấn đề nầy hư thật ra sao?
Trước hết hễ nói ngọt là phải kể về saccharide là nói về một hợp chất của organic dựa trên các phân tử đường. Gọi đường là monosaccharide vì chỉ gồm glucose và fructose. Còn hai phân tử đường liên kết lại thành disaccharide, như lactose hay sucrose. Còn polysaccharides lại có hơn trên hai phân tử. Thói thường, cái gì ngọt không từ thiên nhiên mà ra, thì ngọt đó là do nhân tạo, lại có cái tên như là: Tropicana Slim, Equal, NutraSweet,và Canderel. Chúng là những chất được dùng trong thức uống nhẹ, hay được bào chế thành viên để dễ tiện dùng cho những người cần vị ngọt, bởi chúng cung cấp năng lượng rất thấp. Chẳng hạn như chewing gums hay chewable vitamin supplements, lại cũng thấy có chúng.
Còn aspartame, Aspartame là một chất trắng , không mùi, nếu là bột thì cấu tạo bột dưới dạng tinh thể, chứa vị ngọt gắt, hơn đường đến 200 lần, nhưng lại không cho năng lượng cao, như năng lượng của đường,  nhưng lại không hoà vào các các thức ăn để tạo ra cái vị chung như đường, nên nó không thể dùng hay hoàn toàn thay thế đường. Tại sao nó không hoà vào các thức ăn được chế biến?
Được biết, hễ 1gram aspartame thì cho 4 kilocalories, tương đương với 17 kilojoules, thế nên một hàm lượng nhỏ aspartame cũng dư đủ tạo ra vị ngọt, nên năng lượng do chúng tạo ra coi như không đáng kể, nên nó được thay thế đường cho những người thích vị ngọt mà muốn có ít calories. Còn cái vị ngọt của aspartame thì khác với vị ngọt của đường sugar.  Vị ngọt của aspartame thì chậm hơn lúc đầu, nhưng lại kéo dài lâu hơn khi hết, hơn cả đường, nên người tiêu thụ cũng không nở phản đối từ chối. Nếu pha trộn aspartame với acesulfame potassium- thường thấy dưới tên acesulfame K- thì cho vị ngọt giống như đường, và ngọt hơn đường, hơn là chỉ dùng sô–lô một mình có nó. Trong aspartame có 3 thành phần: 50% do phenylalanine, 40% do aspartic acid, và 10% do methanol. Trong cơ thể methanol bị bẻ gãy thành formaldehyde (http://www.healingdaily.com/detoxification-diet/aspartame.htm
Vị ngọt của aspartame được FDA (US Food and Drug Administration) lại chấp nhận cho dùng sau khi được thử thí nghiệm vào năm 1981, mặc dù còn có rất nhiều vấn đề đang tranh cãi về sự an toàn của nó.

Còn peptides ra sao?
Công thức của peptide có dạng dưới đây: nghĩa là mỗi bên có mỗi amino acid.
image002
Peptides là một chuỗi gồm có từ 5-40 amino acids, nhưng aspartame lại giống như peptides, là khi bị thủy phân hydrolyse (break down) với điều kiện là có nhiệt độ cao và pH cao, thì cho nhiều amino acids.

Vấn đề của aspartame cần nên hiểu?
Thức ăn có aspartame pha trộn, và nếu dùng microwave để nấu, nơi đó có nhiệt độ cao, thì không thích hợp cho vịêc làm bánh (unsuitable for baking). Điều kiện trên cũng xảy ra, nếu dùng oven để hấp, aspartame không thích hợp trong việc làm bánh ngọt, gọi là bánh ít calories (less calories)?, lý do là vì khi nhiệt độ cao, thì aspartame bị thủy phân, và vì bị thủy phân, nó không những không giữ được độ ngọt mà lại còn không có khả năng để giữ phẫm chất của bánh được lâu.Tại sao? Lý do là đường, là một trong nhiều chất preservative của thực phẫm chế biến. Chính đây là đầu dây nối nhợ mà các nhà khoa học chú tâm vào để tìm ra mọi lý do của lý do. Tại sao aspartame bị phân hủy khi có nhiệt độ và không còn ngọt nữa? Cái gì sẽ xảy ra? Ảnh hưởng và tác hại đối với cơ thể ra sao? Đây là một câu hỏi quan trọng nhất. Và chính tôi, khi biên khảo đề tài nầy, tôi cũng tìm cho ra để trả lời câu hỏi trên.
Việc giải quyết vấn đề trên của công ty có tên là  Fountain Beverages in the US. The Coca-Cola Company (May 2007) là cách giải quyết gọi là “cách không giải quyết”, nghĩa là giải quyết theo kiểu XHCN, là vá víu, đổ thừa, và thiếu thực chất khoa học, lấy cái kia đấp vào cái nầy, rồi báo cáo xong chuyện.  Có nghĩa là họ bèn thêm vào aspartame nhiều chất ngọt bền vững, như saccharin, để được có vị ngọt. Cách nầy thì thua hẳn các bà nội trợ VN, đó là nghề tay trái của các bà, nếu không ngọt thì thêm đường, muốn ngọt mặn mà thì thêm chút muối vào nữa. Còn trong cách nấu nướng, muốn có một phẩm vị tuyệt hảo thì thêm vào một hàm lượng nước mắm nhĩ hảo hạng made in Phú quốc, và đố ai có thể phân chất được cái vị nầy; trong triết lý duyên khởi gọi mùi vị tuyệt hảo đó là do trùng trùng duyên hợp tạo nên. Nên, một người Vietnam ở tại Mỹ, thắng cuộc nấu nướng, và được giải thưởng $US 100.000,00 dollars, mới gần đây, mà người chấm điểm thi chính là người ngoại quốc, là do việc làm tăng khẩu vị bằng nước mắm VN trong các thức ăn.
Công việc công ty Coca Cola giải quyết về aspartame bằng cách pha trộn thêm một loại đường khác, có nghĩa là người dân nếu dùng nhiều, với thời gian lâu, mới thấy tác dụng của nó. Lý do. Aspartame được pha thêm các chất ngọt khác, và trong thời gian qúa lâu dài, con người cũng dùng các thức ăn khác với nó, và kể cả dùng nhiều thứ thuốc uống khác, nên không thể nào nhận diện đâu là kẻ “nằm vùng”, và nếu có bịnh hoạn chi, thì chỉ nói cái kết quả mà quên hẳn cái nhân là đã dùng nó qúa nhiều và qúa lâu, nên chẳng biết thủ phạm chính là nó. Nghĩa là toàn chuyện đổ lỗi cho các thứ khác gây nên, cho xong. Trên đổ thừa cấp dưới, cấp dưới bảo do cấp trên, xô qua, đùn lại, cù cưa, cù nhầy, rồi huề tiền.  Nói thế, quý vị nên xem phần appendix, để biết dân chúng khiếu nại lên FDA về aspartame ra sao, và có bao nhiêu thức ăn do aspartame dự phần đều bị khiếu nại. FDA (US food and drug Adninistration) vẫn cho dân chúng dùng aspartame vì cho rằng nó không đe dọa sức khỏe cho mọi người, mặc dù công nhận là có một ít người có nhạy cảm với chất trên khi dùng thì tạo nên chứng nhức đầu và mệt mỏi.
Aspartame, ở tại các nước Europe, lại có tên gọi là additive code, có bí số là E951. Thói thường, cái gì có bí số, thường gây đau khổ cho dân chúng. Tại các Asian countries, thường gọi là anh Sáu, anh Ba, anh X, anh S, chi Y là những tên mà sau nầy chính chúng làm dân chúng đau khổ vì thái độ, vì cực đoan, vì sự lạc hậu, vì cuồng tín, vì hách dịch của bọn chúng. Aspartame cũng không thoát khỏi cái quy luật đó.
Còn sản phẩm nước uống dưới dạng bột thì chất amin của aspartame phải chịu phản ứng Maillard với nhóm aldehyde của một vài hợp chất tạo mùi. Chất bột đó có được cũng mất cả vị ngọt và cả mùi vị, thế nên muốn có mùi và vị ngọt cần hai chất để bảo vệ chúng đó là aldehyde và acetal. Maillard reaction là gì? Đó là phản ứng giữa amino acid và đường dưới nhiệt độ. Hay là phản ứng  của nhóm carboxyl của đường với nucleophilic amino acid của  amino acid, tạo thành kết qủa là phẩm vị xấu của những phân tử (poorly characterized molecules) liên quan đến mùi vị. Kết qủa của các phản ứng trên là tạo thành các mùi vị flavors trong kỹ nghệ, việc đó lại tuỳ theo các amino acid mà mình chọn. Thông thường, gọi là caramelization, là cái thể của màu nâu không diếu tố mà thành, gọi tên là non-enzymatic browning.
Cuộc hội thảo về the WORLD ENVIRONMENTAL CONFERENCE on “ASPARTAME và thị trường thương mãi có những tên như  ‘NutraSweet’, ‘Equal’, and Spoonful, do FDA sáng lập, thì aspartame cần được lưu ý với những điểm sau đây:

2- Sự biến đổi 3 thành phần hoá chất trong aspartame.
Trong phần nầy gồm có ba phần cần biết: methyl ester, phenylalanine và aspartic acid. Sau đây là chi tiết.
image003
Theo ta biết thì ester là một trong nhóm của hợp chất organic có công thức tổng quát là RCO 2 R′ (R and R′ là alkyl groups or aryl groups), nên chúng hợp lại thành nhờ phản ứng giữa alcohol và acid.
(R1)OH + (R2)COOH —-> (R2)COO(R1) + H2O,
alcohol + organic acid —-> ester + water).
Ví như, ethanol hợp với acetic acid, cho ra ethyl acetate (ester) và nước, gọi đó là phản ứng gọi tên esterification. Ethyl acetate được dùng như là một dung môi (solvent). Methyl acetate là hổn hợp giữa methanol và acetic acid, là một chất có mùi hương ngọt ngào, được dùng làm dầu thơm, làm sơn mài.. Ester hợp với nước bị thủy phân- cho ta alcohol và acid, Khi đốt nóng, thì ester bi thủy phân cho ta soap và glycerin. Đây là phản ứng savon hóa.  Còn khi fats và oils trộn lẫn với ester như stearin, palmitin, và linolein, thi cho ra alcohol glycerol và fatty acids. Ester hợp thành một chức năng thiết yếu trong cơ thể như ester acetylcholine là do hoá tính biến đổi của dây thần kinh kích thićh (nerve stimulus).
Trong aspartame, ta thấy -phenylalanine  hợp với methanol với sự hiện diện của chất xúc tác là hydrochloric acid cho ta phản ứng của nhóm acid trên nhóm phenylalanine. Phản ứng thành hình gọi là methyl ester của phenylalanine. Tại sao?
Hai thành phần của aspartame phenylalanine và aspartic acid xem hình dưới, ta thấy, là cả hai có những phân tử mà tâm không đối xứng, nghĩa là chúng là chất đồng phân, (isomers), nhưng dị cấu trúc, nên chúng không chồng hình ảnh lên nhau qua lăng kính.
Việc tổng hợp aspartame lại, cần có nguyên liệu đầu tiên được dùng là hổn hợp racemic mà hàm lượng bằng hàm lượng của hai chất vị đồng phân, của phenylalanine với aspartic acid. Ta có các trường hợp L,L-diastereoisomer, và các trường hợp trên không cho ta vị ngọt  (the three other possible diastereoisomers are not sweet). Nếu kết hợp như vậy, trong trường hợp nầy thì kết quả cho ra hai chất đồng phân L và D của phenylalanine. Duy chỉ có chất đồng phân L-phenylalanine thì thićh hợp được dùng hơn là chất đồng phân D-phenylalanine. Trong phản ứng. L–phenylalanine cho ta vi đắng (bitter). Nếu pha trộn L-phenylalanine với asparame ta mới có vị ngọt.
D-phenylalanine là một sự tổng hợp có được trong phòng thí nghiệm chứ không phải có trong thiên nhiên do thực phẫm cây trái tạo thành. Ðến đây cho ta thấy giá trị của thực phẫm do bón phân hoá học khác hẵn vơí các thực phẫm hữu cơ thỉên nhiên.
D-phenylalanine có thể làm giãm những cơn đau nhức kinh niên, với điều kiện của sức khỏe, nó kích thích các rãnh nhõ của não bộ để kiễm soát sự giãm đau. Ngoài ra D-phenylalanine còn cải thiện mọi sự cứng chắc trong cơ thể, sự đi đứng của ngưòi khuyết tật, của việc phát ra tiếng nói khó khăn, và nhiều vịệc liên quan đến do sự suy thoái do từ bịnh Parkison mà ra.
Còn L-phenylalanine khi tiêu thụ khi gặp tia hồng tử ngoại thị những người bạch tạng (lan trắng) thì các vùng trắng trở thành sậm mầu (darkening) lại đặc biệt là ở trên mặt họ.
Phenylalanine được dùng để giúp cho bịnh nhân đau khổ do bịnh trầm cãm (depression), do nó làm gia tăng thêm những hóa chất trong não bộ như dopamine, chất nầy có chức năng thực hịện trong nột số vùng não, như bịnh Parkinson thì dùng L-dopa, vì nó có tính tổng hợp các catecholamines và không cần có epinephrine (nor epinephrine).
Phenylalanine còn giúp sự giãm đau (analgesic) nhất là các bịnh đau lưng, đau răng, hay đau nhức đầu đông (migraine headaches).
Tuy nhiên, cái bất lợi do phenylalanine cũng đươc thấy do các triệu chứng sau đây sau khi dùng chúng: như sự rối loạn, thiếu năng lượng họat động, giãm tính lanh lợi (decreased alertness), giãm sút trí nhớ, ăn không ngon. Ngoài ra, phenylalanine có trong con người dù có lớn nhưng lớn trong còi cọc, tính lãnh đạm, hờ hững (apathy), bắp thịt teo lại, và yếu ớt.
Việc tổng hợp bằng hóa chất gọi là aspartame là một loại đường hóa học có vị ngọt được dùng trong các nước ngọt giải khát, thì đươc coi như là không an toàn cho nhiều người (aspartame is considered to be very unsafe by many people (including medical professionals).
Nên biết là methyl ester của dipeptide, là khi có điều kiện thích hợp trong môi trường base mạnh hay acid mạnh, thi bị thủy phân (hydrolysis) cho ta methanol (Davis et al, 1998). Chính vì amino acid phenylalanine nầy tạo ra bịnh gọi là phenylketonuria (PKU), là chứng bịnh phenylketone trong niếu quản, bịnh nầy là một triệu chứng của sự khuyết tật về sự chuyển hóa protein, tạo ra trong máu có qúa nhiều chất amino acid phenylalanine, làm chậm phát triển về trí tuệ nghiêm trọng, và làm tổn hại đến các hệ thần kinh.  Cái hịện tượng PKU được  thấy rỏ nét nơi các trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, như viêm bề mặt da, ảnh hưởng đến biểu bì (eczema), sự phát triển lớn cơ thể  bị ngưng trệ lại, đầu nhỏ khác thường, nhưng lại hoạt động qúa độ.  Những triệu chứng trên nếu không điều trị sớm, thì PKU sẽ gây ra tính nghiêm trọng hơn, dẫn đến bịnh tâm thần và trí não của trẻ phát triển chậm lại (www.healthyvitamins guide.com).
Thông thường trong phản ứng của amino acids, nếu thiếu diếu tố (enzymes) làm chất xúc tác, thì hậu qủa rất là tai hại (disastrous), một trong các hậu qủa đó là làm cho mọi năng lực về trí tuệ bị chậm lại. Những thứ như: Phenylalanine, phenylpyruvate, phenyllactase và phenylacetate tất cả thường tụ trong máu và nước tiểu. Một bằng cớ hiển nhiên là  phenylpyruvate, chính là chất làm cho trí tuệ phát triển chậm, do bởi sự trở ngại là việc chuyển chất pyravate thành chất acetyl-C0A trong não bộ. Kết qủa là các tế bào não trong việc thẫm lọc không cân bằng (osmotic imbalance) nên nước vào trong các tế bào trên. Nên các tế bào trên bành trướng kích thước, đến đổi phải đè nén các tế bào khác đang phát triển trong não bộ. Trong trường hợp như thế nầy thì não bộ không phát triển gọi là bình thường được. (Campbell and Farrell, 2005). Mặt khác, khi có hàm lượng cao về phenylpyruvic acid thì chính chất nầy làm hư hại não bộ (damaged brain) và tạo nhiều hậu qủa khác như mọi việc liên quan đến tâm trí đều phát triển chậm, các nhiễm sắc thể về da, tóc, mắt, đều bị mất, và nhiều sự  đau nhức kinh khủng hiện ra.
image005
Khi con người không có các diếu tố enzymes biến phenylalanine thành tyrosine, thì kết luận là chính họ không thể nào biến đổi phenylalanine bình thường và hữu ích được. Đó là lý do tại sao gọi là phenylketonuria, bởi vìtrong những người nầy có hàm lượng dư thừa phenylalanine thì chỉ biến đổi thànhphenylketones trong nước tiểu. Khi mà có nhiều phenylketones trong nước tiểu, và nếu không ngăn chận và điều trị sớm thì dẫn đến  sự phát triển chậm về tâm trí hiểu biết. Việc thiếu sót của sự biến đổi cũng được chẩn đoán do việc thử nghiệm để được biết trước. Và những ai, nếu trong cơ thể họ, do sự di truyền thiếu sót về việc biến đổi trên, thì nên kiễm tra cẩn thận việc tiêu thụ những chất có phenylalanine. Vì thế cho nên, mọi thức ăn chế biến có chứa aspartame, đều phải thông baó cho mọi người biết qua nhãn hiệu có ghi rõ rằng có chứa phenylketonurics trong đó.
Thế nên, các bà mẹ nên nhớ, cho trẻ em ăn uống, các thức ăn có chứa protein, thì các protein đó không có phenylalanine, nếu không, thần kinh các trẻ bị tổn hại. Còn các trẻ lớn, cha mẹ mua thức uống có aspartame trong đó, cho chúng dùng hoài, hằng tháng , cả năm, thì sớm hay chiều, cũng có vấn đề, ít hay nhiều, trầm trọng hay nhẹ, danh từ bình dân gọi là “hơi tửng tửng”. Cũng chính vì amino acid phenylalanine nầy, do đường di chuyễn bị ngăn chận, rồi kết hợp với phenylpyruvic acid và phenylalanine làm cho tâm trí phát triển chậm. Thế nên, mọi thực phẫm có chứa aspartame được bán tại Mỹ phải ghi rõ “phenylketonurics là có phenylalanine” trên nhãn hiệu. Tại Anh, HK, thì mọi thực phẫm có chứa aspartame, nên ghi có chứa phenylalanine ngay bên cạnh tên của thực phẫm chánh, đó là điều kiện bắt buộc (UK Food Standards Agency, 2006).

2- Phenylalanins biến thiên khi có nhiệt độ biến đổi.
Khi nhiệt độ tăng cao khoảng 90 F, thì các thành phần của aspartame bắt đầu biến thành formaldehyde gọi là thuốc uớp xác chết, Khi có nhiều fornaldehyde thì chính chất nầy lại giết chết các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, chính formaldehyde có thể biến đổi thành formic acid, và formic acid nầy lại gây nên metabolic acidosis. Formic acid, có công thức là HCOOH, đó là chất độc, không màu, ăn mòn, mùi nồng hăng, nóng chày ở nhiệt độ, 8.40C, tan trong nước, rượu và eter, và tan trong các chất tạo ra khói, có tên khác là methanoic acid.  Methanol toxicity có tính cách gia tăng sự gia cứng sclerosis do sự xơ hóa, nếu người mắc phải nó, và một khi có sự gia tăng của sự sơ cứng  nhiều hơn thì dễ dẫn đến cái chết. Đó là cách hiểu tại sao phải tránh hút thuốc, tránh đừng hít khói vào phổi. Đó là nói về ảnh hưởng do aspartame gây nên.
Để hiểu rõ tại sao nhiệt độ cao và với pH, thì aspartame không còn giữ vị ngọt nữa? Bởi vì có hai yếu tộ là nhiệt độ và pH ở trong dung dịch lỏng thì aspartame bị biến đổi thành diketopiperazineC4 H5 NO2 , viết dưới dạng 3,6-dioxo-5-benzyl-2-piperazineacetic acid, không có mùi vị, ngh̃ia là không có vị ngọt, và có công thức sau đây:
image006
diketopiperazine
Source: Sci-Tech Encyclopedia:
Trở lại công việc làm bánh ngọt.  Câu hỏi là làm sao cái bánh được giữ lâu lại không hư, dùng để ăn vẫn được? Có một cách khác để bảo qủan thực phẫm chế biến  nữa, đó là dùng chất béo fats hay maltodextrin, hoà trộn với nước, trước, bột và aspartame pha thêm với đường saccharin. Nếu chỉ dùng với aspartame với saccharin mà thôi, rồi hấp ở trong nhiệt độ cao, và sản phẫm muốn được giữ lâu, trong trường hợp nầy, ngoài việc trộn fats vào, và cũng cần để ý đến pH.  Nếu pH là 4.3 thi giữ gần một năm, còn pH là 7.0  thì bánh chỉ giữ vài ngày. Còn các nước uống, thì pH =3.0-5.0, và việc dùng aspartame coi như nước ngọt không hư thối, nghĩa là để bao lâu c̃ung được. Đó là các giải quyết của Coca Cola company bằng cách pha trộn aspartame với saccharin, và để ý đến pH như nói ở trên, để giữ được lâu.
Câu hỏi đặt ra là nhiệt độ thân thể là 37C? Vậy hãy tưởng tượng là aspartame biến hoá tới đâu khi được nuốt nó vào bụng? Formaldehyde cũng có, và sclerosis sau cùng. Con người chỉ dùng từ 3 tới 4 oz lon  Diet Coke hay Diet Pepsi, và hằng ngày, hay mỗi tháng, nhiều năm, năm năm, mười năm  thì kẻ uống Diet đó không biết chính mình là tên tử tội hiền lành. Mà aspartame là bị cáo.
Formaldehyde làm độc hại và làm chết các tế bào thần kinh.  Tiêu thụ về nước ngọt có chứa aspartame, nên dùng tối đa là 7.8mg/day, Nhưng mỗi lit aspartame nước uống có vị ngọt chứa 56 mg methanol. Nếu dùng nhiều hơn đến 250 lần hàm lượng methanol mỗi ngày nghĩa là gấp 32 lần mức giới hạn, thi kết quả nguy hiễm. Theo Leon Arthur và nhóm cộng tác của Õng, thì hàm lượng aspartame sau khi uống khoảng 12 giờ thì nó biến thành formaldehyde.  Tại Úc, the Australian Cancer Council cũng nói không có mức độ an toàn của formaldehyde.(Stephanie Relfe) ( Note from Stephanie Relfe – Even the Australian Cancer Council says that there are NO safe levels of formaldehyde).

3-Aspartic acids.
Aspartic acid cũng còn được gọi là aspartate cũng là loại từ thiên nhiên có chứa amino acids  gồm những toàn protein trong đó. Aspartic acid được xếp vào loại không thiết yếu cho lắm (non essential) của amino acids, có nghĩa là không cần có nó cũng không sao, tuy nhiên nếu cần có nó thì chính chúng được cung cấp từ các thức ăn mà có. Aspartic acid, dù vậy, cũng đáng được coi rất ư quan trọng, là vì chính chúng làm tổng hợp DNA mới (new DNA), tổng hợp urea, và lại còn giữ vai trò như là neurotransmitter trong não bộ.  Bởi như thế, nên hàm lượng của nó trong cơ thể cũng cần phải điều hoà cẩn thận. Nếu cơ thể cần nhiều aspartic acid, và muốn có nhiều như thế, thì dùng oxaloacetate từ tricarboxyline acid cycle (Kreb cycle) của năng lượng biến đổi, thì ta có được nó. Nếu trong cơ thể có dư thừa (surplus of aspartic acid) hàm lượng aspartic acid, thì nó sẽ biến đổi qua thành fumarate,chất nầy được thấy trong chu trình tricarboxylase acid cycle để cho năng lượng.
Công thức của aspartic acids như sau:
image007
Aspartic acid, mặt khác,là một trong một chuỗi của amino acid có tên như: alanine, arginine, asparagine, aspartic acid, cysteine, cystine, glutamic acid, glutamine, glycine, histidine, isoleucine, leucine,lysine, methionine, phenylalanine, profine, serine, threonine, tryptophan, tyrosine và valine. Aspartic acid là một trong năm amino acids có nhiện vụ phụ trách một bên của nhóm. Một bên của nhóm aspartic acid có công thức là (-CH2-COOH), là khi bỏ chúng vào trong nước, thì bị ion hoá (ionizes) và thành điện âm. Còn phenylalanine là loại không cực (nonpolar), ưa nước (hydropholic) thuộc nhóm phía bên kia nên không tương hợp (not compatible) với nước. Nó hợp thành bởi 6 carbon vòng (carbon ring) và được gắn bởi amino acid bởi chính cột trụ qua nhóm methyl (-CH2). Trước khi tổng hợp thành aspartame, chúng phản ứng với methanol bởi phân tử của oxygen, và hỗn hợp biến thành methyl ester. Và methanol nầy do sự tổng hợp aspartame có công thức với cấu trúc là (CH3-OH). Đó là quá trình của các nhà hoá học hữu cơ dùng trong các phản ứng tổng hợp.

Những quan tâm về sự an toàn (Safety Concerns):
Nhiều nhiều năm, mọi sãn phẫm theo yêu cầu của FDA là phải được kiễm nghiệm. Tuy nhiên gần hai mươi năm gần đây, NutraSweet lại được quan tâm vì có vấn đề liên quan đến sức khoẻ khi dùng đến nó.
Như ta đã biết, phenylalanine là một trong amino acid g̣oi là thiết yếu,  nghiã là con người cần dùng nó trong các bửa ăn. Đó là một tổng hợp giữa tyrosine và nhiều neurotransmitters. Nếu hàm lượng phenylalanine dư thừa, sẽ được bẽ gảy thành fumarate và acetoacetate, cả hai là giúp biến đổi tạo ra  năng lượng bình thường. Như ta biết, phenylalanine ̣được biến đổi là nhờ enzyme.  Vì không có enzyme, nên nó không biến thành tyrosine, và cả phenylalanine bình thường. Đó là vấn đề đańg quan tâm vì liên quan đến sức khoẻ.
image008
Phenylketonurics cũng được thấy khi dùng EQUAL và những sản phẫm do aspartame làm ra.. Có tới 2% dân chúng phần đông bị vấn đề Phenylketonurics với chất nầy khi dùng nó trong thực phẫm. Chỉ có 2% mà thôi?. Dĩ nhiên nó gây nên sự xáo trộn về thần kinh và trẻ sanh bị khuyết tật về não bộ ,(it is believed that aspartame may have a toxic effect on the foetal brain), khi người mẹ không biết sự nguy hiễm của nó mà dùng. Phenylketonurics cũng tạo ung bướu trong não bộ,
Các thành phần của aspartame đi thẳng vào não bộ, gây nên chứng nhức đầu, làm tâm thần rối loại (mental confusion), tạo ra mất thăng bằng. Trong các thí nghiệm các chú chuột, thấy trong não bộ của chúng có nhiều khối u tăng trưởng bất thường (brain tumors) ( Mark Gold mgold@tiac.net on www.dorway.com
Một báo cáo khoa hoc̣ công bố năm 2001 của một bịnh nhân dùng aspartame làm trầm trọng hơn (exacerbated) chứng bịnh nhức nửa đầu migraine và nhức đầu (Newman và Lipton.,2001). Những yếu tố ảnh hưởng đến bịnh nhức đầu nầy thay đổi tùy theo từng cá nhân và cơ thể của họ, hơn là do việc dùng asparatame hay cả hai? Còn vấn đề liên quan đến fibromyalgia cùng những thay đổi hàm lượng dopamine đều liên quan đến sự gia tăng do sự sơ cứng  sclerosis hay Alzheimer’s do từ phenylalanine mà ra cả, nghĩa là nếu tiêu thụ thức ăn có chứa phenylalanine trong thời gian lâu.
Cindy Wilson cho hay chính aspartic acid và phenylalanine là chất độc đối với thần kinh mà không có thấy hầu hết các amino acids trong các protein được thấy trong con người. Hai chất nầy qua luôn màng chắn kiễm soát não bộ (brain barrier) và hũy hoại các neurons của n ão. Thế nên trí nhớ bị mất đi vì nó (cmfwilson1@earthlink.net).
Khi nhiệt độ 86F tương đương 300C thì rượu mà tên khoa hoc gọi là methyl alcohol trong aspartame biến formaldehyde thành formic acid, chính chất nầy tạo thành acidosis. Formic acid là độc chất được thấy trong khói. Rồi metanol toxic nầy tạo ra nhiều sclerosis là sự sơ cứng. Nếu có nhiều mô sơ cứng trong cơ thể thì dễ dẫn đến cái chết,  là do chất độc từ methanol mà ra (methanol toxicity). Độc chất methanol có được trong cơ thể khi bịnh nhân uống từ 3 đến 4 lon hay 12 lon nước ngọt mỗi ngày hay nhiều hơn lượng đó nữa. Khi người ta ngưng không dùng nước có chứa Aspartame thì bịnh vẫn còn đó, không đảo ngược tình hình (we cannot reverse this disease.)
Trường  hợp methanol độc chất nầy khi ngưng dùng trong thời gian lâu, thì bịnh ù tai (tinnitus) nghĩa là trong lỗ tai nghe tiếng vo vo, hay ù ù và thị giác được phục hồi lại. Trong trường hợp của thị giác thì methanol của aspartame làm sơ cứng võng mạc (retina) của mắt.
Đối với não bộ, aspartame thay đổi hoá tính của não (Aspartame changes the brain’s chemistry), tạo thành nhiều loại vấn đề do đối với thần kinh (neurological problems). Ai bị đau khổ do phenylketonuria khi họ nhạy cãm với phenylalanine, thì tốt hơn hết là tránh xa aspartame. Khổ lắm bà con ơi!
Kết luận.
Tôi trình bày khách quan về khía cạnh hoá học và phản ứng của nó dưới nhiệt độ, diếu tố (enzymes)  và pH, của aspartame để cho qúy vị nắm rõ.
Aspartame ḅi bẻ gẫy thành methanol. Methanol biến nhanh thành formaldehyde trong cơ thể con người, với điều kiện đã nói. Từ lúc formaldehyde lại được tạo nên và hiễn nhiên làm hư hại hệ thống thần kinh, hệ thống miễn nhiễm, gây cho tr̉e sơ sanh bị khuyết dị tật dù cho dùng liều lượng nhỏ khi mẹ chúng vô tình ăn hay uống phải aspartame.. Tuy nhiên methanol từ nước giải khát và từ những nước ép do trái cây có hàm lượng methanol cao h ơn 10 lần hàm lượng  methanol trong aspartame, nhưng trong nước ép trái cây lại có những chất bảo vệ chúng  nên chúng không biến thành formaldehyde và gây nên mọi sự nguy hiễm.
Những khám phá gần đây tại Âu châu chứng minh rằng chỉ nuốt vào bụng một hàm lượng nhỏ aspartame thì cũng đủ tích lũy một hàm lượng formaldehyde trong gan, thận, và não bộ và các mô (tissues). Những amino acids bị kích thićh bởi độc chất, chẳng hạn như chất tiết ra từ aspartame thì sự nguy hại sẽ gia tăng do bởi formaldehyde mà ra.
Vấn đề aspartame nầy đang được tranh luận ráo riết giữa hai nhóm khoa học: một bên là đề nghị FDA hũy bỏ aspartame với nhiều dẫn chứng cụ thể, và bên kia là ủng hộ aspartame với lý luận rằng hàm lượng aspartame đang dùng có hàm lượng quá nhỏ, những người bị bịnh có tỷ lệ nhỏ vv . Lý luận nầy không đủ sức thuyết phục vả có tính vá v́iu. Bởi thử nghĩ, nếu tiêu thụ một hàm lượng lớn chất độc, con người có thể chết liền ngay đó. Nếu hàm lượng chất độc đó, được pha loãn ra trăm lần, con người tiêu thụ hết một trăm lần pha loãn đó, mỗi lần một chút, thì cũng sẽ chết, nhưng chết lại châm hơn. Vấn đề cần nêu ra là: tiếp tục dùng nó hay không dùng nó. Thế thôi.
Tuy nhiên FDA vẫn chưa quyết định hũy bỏ aspartame, mà vẫn duy tr̀i dùng nó. Tuy nhiên, nếu quý vị nào qúa mẫn cãm với aspartame, nhất là về thần kinh, thì nên cẩn thận việc dùng aspartame là cách tốt nhất. Đặc biệt các bà mẹ, không nên cho các cháu nhỏ hay chính bản thân mình dùng aspartame, sơ rằng có liên quan đến óc não và trí óc các cháu, kể cả các cháu sẽ chào đời (aspartame consumption by pregnant women can result in brain damage to their unborn babies). Một cuộc khảo sát cho biết rằng các trẻ em sinh ra nơi các bà mẹ có hàm lượng phenylalanine trong máu cao, thì tỉ số IQ của các cháu giãm đi 10 điễm ( http://www.laleva.org/eng). Kinh nghiệm cho biết rằng, mọi khám phá một hoá chất mới, sau một thời gian, chính chúng trở thành kẻ thù, một tên ác ôn cho sức khoẻ, mà trước khi trở thành thứ ác ôn, chúng được ca ngợi là tốt, là hay, là hữu ích. Ngoài đời cũng như trong chính trị, cũng thế. Có lẽ, aspartame không thoát khỏi quy luật đó. Biết và tránh nó trước là tốt nhất? Dính vào nó, hẹn với lòng là ở kiếp sau, có ân hận thì cũng trễ rồi!, Phải không qúy vị?
BÙI THẾ TRƯỜNG

Aspartame Symptoms Submitted to the FDA.
The following are symptoms attributed to aspartame in complaints submitted to the FDA by the Department of Health and Human Services April 20, 1995

image009

2- SỰ ĐỘC HẠI CỦA ASPARTAME (NUTRA SWEET, EQUAL…)
Bác Sĩ chuyên về thần kinh Vi Sơn . Texas USA

Các bạn thân mến:
Tôi mới nhận được một tài liệu về Aspartame mà tôi thấy vô cùng bổ ích về loại ‘đường hóa học’ (thực ra nó không phải là đường mà là ‘chất tạo vị ngọt’) Aspartame được bán dưới các tên thương mại như Nutra Sweet, Equal v.v…
Là một bác sĩ chuyên về thần kinh, và trước đây đă dạy BiochemistryPsychopharmacology (Tôi có làm một Seminar 6 tiếng đồng hồ về đề tài này, đă được thâu vào DVD), tôi đă biết từ lâu về khả năng độc hại của các hóa chất thuộc nhóm GlutamateAspartate. Nhưng có một điều rất là đáng xấu hổ (embarrassing) cho tôi là tôi đă dùng một số lượng rất lớn Aspartame hàng ngày trong nhiều năm mà lại không biết. Nguyên do là tôi bị Type II Diabetes. Nhưng  vì là loại người ‘hảo ngọt’ (ít nhất là nghĩa đen), từ 4 năm nay tôi đă dùng hàng ngày ‘Diet Coke’ hoặc ‘Diet Pepsi’, nghĩ rằng họ dùng Saccharin để làm ngọt. Nhưng thực ra họ dùng Aspartame.
Từ hai năm nay, tôi bắt đầu bị nhức đầu hằng ngày, rồi bị đau nhức khắp người, nhất là ở vùng gáy (giống như triệu chứng của Fibromyalgia), nhức các khớp xương, hay chóng mặt, suy giảm tập trung (nhưng trí nhớ thì còn tốt), mắt mờ, có nhiều khi như muốn xỉu. Các triệu chứng này càng ngày càng nặng thêm. Tôi rất buồn, sợ bà xă và người thân lo, tôi không hề nói cho ai cả. Tự mình khám nghiệm thần kinh mình, thì không thấy có symtoms của Focal hay Lateralization, nên khả năng bị Brain Tumor, Multiple Sclerosis, Lou Gehrig’s Disease (ALS), Metformin Induced Lactic Acidosis v.v…. đều bị loại sau các thử nghiệm. Tôi buồn lắm và nghĩ có lẽ chẳng còn lâu nình sẽ về chầu ông bà. Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao tôi mua Webhosting Service 10 năm cho TMC (visontmc.com) và muốn có người thay tôi điều hành cái website này nếu…có chuyện gì xảy ra cho tôi. Cho tới độ hai tuần trước đây, bực bội quá ý không biết tại sao mình lại có các triệu chứng càng ngày càng nặng, tôi quyết định duyệt qua tất cả các nguyên nhân có thể (probable causes). Tôi đă tự làm tất cả các thử nghiệm để loại bỏ tất cả các nguyên nhân có thể gây bệnh hoặc triệu chứng, nhưng chỉ còn thiếu có cái khía cạnh về ‘diet’ (ẩm thực).
Tôi mới đọc các thành phần chứa đựng trong các chai Diet Coke hay Diet Pepsi mà tôi đă uống rất nhiều, hàng ngày trong nhiều năm. Tôi mới tá hoả khi nhận ra cái sweetener họ dùng không phải là ‘Saccharin’ mà là ‘Aspartame’. Tôi tức khắc ngưng các chất uống và các thức ăn có Aspartame. Chỉ độ 10 ngày sau đó thì các triệu chứng mà tôi đă có và ngày càng nặng lên trong nhiều năm qua đă bớt được tới 70%. Và mỗi ngày, tôi thấy sức khoẻ của tôi trên đường phục hồi một cách rõ rệt.Như đă nói ở trên, Psychopharmacology, Neurophysiology và Biochemistry là nghành tôi đă dạy trong thời gian còn làm giáo sư thần kinh của nhiều trường đại học ở Texas, nói vậy không phải để khoe khoang với các bạn, mà chỉ để chứng minh là tôi không thuộc thành phần dễ bị lung lạc bởi một bài báo hay nguồn dư luận. Tất cả các điều có ở trong PPS đính kèm sau đây, tôi có thể xác nhận là xác thực trên phương diện khoa học. Các bạn nào còn dùng thức ăn, thức uống có chứa Aspartame (Nutra Sweet; Equal, Spoonful…) , tôi khuyên nên ngưng, vì thật ra Aspartame là một chất độc, ngay cả khi bạn không phát triển triệu chứng như tôi. Nó c̣òn độc hơn đối với trẻ em (children). Nếu bạn nào thích vị ngọt như tôi, thì đổi qua Saccharin (tôi không biết Splenda (sucralose) có thật sự an toàn hay không, dù trên lý thuyết chưa thấy bằng cớ nó có thể độc hại). Vài ḍòng tâm sự thật chân tình với các bạn qúy mến,  quả thực ý nói về cái sai lầm độc hại mà có vẻ ‘stupid’ của ḿnh, có phần nào ‘embarrassing’ , làm mình thấy mắc cỡ quá.
Thân mến,
Vi Son

4 comments:

  1. Theo bài viết:
    "Gọi đường là monosaccharide vì chỉ gồm glucose và fructose. Còn hai phân tử đường liên kết lại thành disaccharide, như lactose hay sucrose".

    Có lẽ viết như sau rõ ý hơn:
    Gọi là monosaccharide khi hợp chất chỉ có 1 phân tử đường ( monose), chẳng hạn glucose, fructose, galactose... Còn disaccharide là đường do sự liên kết 2 phân tử đường (ose) có thể giống hoặc khác nhau, ví dụ: maltose, sucrose, lactose...

    ReplyDelete
  2. "Maillard reaction là gì? Đó là phản ứng giữa amino acid và đường dưới nhiệt độ. Hay là phản ứng của nhóm carboxyl của đường với nucleophilic amino acid của amino acid, tạo thành kết qủa là phẩm vị xấu của những phân tử (poorly characterized molecules) liên quan đến mùi vị."
    Có phải chăng là ý như sau ?
    Maillard reaction là gì? Đó là phản ứng giữa amino acid và đường dưới ảnh hưởng nhiệt độ. Hay là phản ứng giữa nhóm carboxyl của đường với nhóm amino nucleophilic của amino acid, dẫn đến kết quả làm giảm phẩm vị những phân tử (poorly characterized molecules) liên quan đến mùi vị.

    ReplyDelete
  3. Một bài viết rất hữu ích và giá trị về khoa học.

    ReplyDelete