Rằng thiếu thì thiếu mà thừa vẫn thừa! Một khi qui trình xét GS và PGS như vậy thì sẽ dẫn đến có người được xét oan và có người bị loại oan.
Việt Nam có thiếu giáo sư?
-
Thống kê mới đây của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT)
cho hay, tỉ lệ giảng viên giáo sư (GS) là 1%, tỉ lệ phó GS 4,5%. Con số
này hiện tại đang rất khiêm tốn so với các nước láng giềng như Thái
Lan, Singapore khi tỉ lệ GS của họ đã đạt trên 10% và trung bình mỗi bộ
môn của họ đều có 2-3 GS.
Trong
khi tính toán của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ GS, PGS trong các cơ sở giáo dục ĐH
phải đạt lần lượt 15% và 35% mới đáp ứng nhu cầu đào tạo của đất nước.
Về vấn đề này, VietNamNet giới thiệu bài viết của TS Lê Văn Út.
Ảnh Lê Anh Dũng |
GS ở các nước phát triển
Tại
nhiều ĐH ở các nước phát triển, GS (gọi chung cho các bậc GS khác khau)
là bậc khoa bảng cao nhất dành cho những người làm các công tác nghiên
cứu, đào tạo và giảng dạy.
GS không được xem là một phẩm hàm, mà là một chức vụ hay vị trí gắn liền với công việc mà một GS phải làm.
Đối
với một ứng viên GS, ngoài nhiều tiêu chuẩn cần phải đạt thì hai tiêu
chuẩn thường được xem xét đầu tiên là thành tích nghiên cứu khoa học
theo các chuẩn mực quốc tế và khả năng thu hút kinh phí nghiên cứu thông
qua các đề tài khoa học từ các quỹ quốc gia và quốc tế.
Có
thể nói uy tín khoa học của GS và uy tín của ĐH ở các nước này giống
như “môi với răng”. Năng lực nghiên cứu của GS quyết định chất lượng đào
tạo của ĐH. Không ngạc nhiên khi sinh viên trên thế giới chấp nhận trả
hàng chục ngàn đô la mỗi năm để theo học các ĐH như Harvard, Cambridge,
Stanford, MIT, v.v.
Nguyên nhân chính chắc có lẽ là vì những ĐH này có những GS lừng danh.
Mỗi
bộ môn hay mỗi hướng nghiên cứu ở các ĐH của các nước phát triển thường
có ít nhất một GS, là chuyên gia có uy tín cao chẳng những trong nước
mà còn trên cả thế giới về lĩnh vực chuyên môn đó. Do đó, hầu hết họ
được trả lương rất hậu; đương nhiên không bao giờ có chuyện “không sống
được bằng lương”.
Mỗi
khi một ĐH ở các nước phát triển muốn tìm một người đứng đầu về một
lĩnh vực chuyên môn thì họ tuyển GS một cách công khai, và thông thường
thì họ kêu gọi ứng viên trên toàn cầu. Việc này về hình thức cũng khá
giống với việc tuyển trưởng phòng chuyên môn trong một công ty, xí
nghiệp.
Quy
trình xét tuyển GS của các ĐH ở các nước phát triển xin được bàn sau.
Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là “thiếu thì tuyển”, và khái niệm “thiếu GS”
rất ít (nếu không muốn nói là không) được nhắc đến.
Vấn
đề mà các ĐH này quan tâm là lực lượng GS họ tuyển có đủ uy tín như họ
mong muốn hay không, có phải là những chuyên gia có uy tín trên thế giới
hay không, và sau khi được tuyển thì những GS này có thể duy trì được
năng lực nghiên cứu của họ hay không.
Khi
một người giữ chức GS chuyển sang công tác khác hay về hưu thì người đó
không còn được xem là GS nữa, có chăng thì họ có thể mang những danh có
tính danh dự.
Sự khác biệt
Ngược
lại, ở một số nước đang phát triển thì khái niệm GS phần nào bị hiểu
chưa đúng bản chất của nó. Người ta xem GS là một phẩm hàm, có giá trị
sử dụng suốt đời, kể cả khi về hưu. Phẩm hàm này được phong tặng bởi nhà
nước, thông qua các hội đồng xét duyệt cấp nhà nước.
Tuy
quá trình xét duyệt phải qua nhiều công đoạn, nhưng quá trình này gần
như ngoài sự kiểm soát của các ĐH (cho dù các ĐH có tham gia “hội đồng
cơ sở”). Gần đây thì quy trình này có thay đổi chút ít: Hội đồng nhà
nước chứng nhận ứng viên đủ khả năng làm GS, sau đó các ĐH sẽ bổ nhiệm
GS theo nhu cầu.
Sự
thay đổi này nghe có phần giống quy trình bổ nhiệm GS ở những nước đang
phát triển, nhưng về bản chất thì không hẳn như vậy. Các ĐH không được
toàn quyền tuyển GS cho chính mình. Điều này dẫn đến tình trạng “khủng
hoảng thiếu GS”, và các ĐH hoàn toàn bị động.
Số
lượng và chất lượng GS quyết định chất lượng của một ĐH. Như vậy, một
khi các ĐH không tự chủ được nguồn GS cho chính họ thì họ không thể
quyết định được chất lượng của chính họ (?!). Đây là một thực tế không
nên có, nhất là trong quá trình tự chủ hóa ĐH hay tiến trình xây dựng
các ĐH nghiên cứu.
Đã
đến lúc các nước đang phát triển nên xem GS chỉ là một chức vụ về
chuyên môn gắn liền với công việc và trách nhiệm, chứ không phải là một
phẩm hàm hay một món đồ trang sức nhằm làm phong phú thêm “uy tín” của
bản thân. Nên để cho các ĐH tự tuyển chọn GS cho chính họ. Các ĐH tự
quyết định chất lượng của họ thông qua đội ngũ GS mà họ xây dựng. Cũng
không nên cào bằng chức vụ GS đối với tất cả các ĐH; uy tín của một GS
nên được gắn liền với uy tín của ĐH và thành tích khoa học của họ.
Các
cơ quan quản lí ĐH nên quản lí chặt đầu ra của các ĐH (kết quả nghiên
cứu và đào tạo, bên cạnh nhiều chỉ số khác), hơn là khống chế không cho
họ tự tuyển chọn đội ngũ GS. Nếu làm như thế thì các cơ quan nói trên sẽ
không phải sa đà quá nhiều vào công việc của các ĐH, và khi đó họ sẽ
chỉ là những người thổi còi chứ không phải “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Cũng
có lí luận cho rằng nếu để các ĐH tự tuyển GS thì sẽ không còn tình
trạng “thiếu GS”, nhưng sẽ gây ra tình trạng “loạn GS”. Thật ra nếu khái
niệm GS được hiểu đúng bản chất của nó thì sẽ không có vấn đề gì. Chẳng
lẽ chúng ta lại kêu “loạn trưởng phòng” ở các công ty, xí nghiệp?
- Tiến sĩ Lê Văn Út
No comments:
Post a Comment